Khuyến công
ĐƯA HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG ĐẾN TẬN CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Đổi mới, phát triển doanh nghiệp và Nâng cao khả năng cạnh tranh, là vấn đề không chỉ riêng các doanh nghiệp quan tâm. Về mặt quản lý nhà nước các đơn vị liên quan đã và đang có những chính sách đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn còn nhiều khó khăn.

           Ở địa bàn nông thôn, để các chính sách và sự hỗ trợ của nhà nước đến gần hơn với các doanh nghiệp thì vai trò của những người làm công tác công thương, khuyến công cơ sở là hết sức quan trọng.

Hội nghị tập huấn công tác khuyến công 


                Đánh giá vai trò quan trọng của đội ngũ khuyến công cơ sở, hàng năm khuyến công Đồng Nai luôn dành một phần kinh phí từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương để mở các lớp tấp huấn về công tác khuyến công cho đội ngũ cán bộ quản lý và tổ chức, đoàn thể các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Năm 2017, Khuyến công Đồng Nai dự kiến chi trên 90 triệu đồng mở 4 lớp cho khoảng 200 học viên tại các huyện Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ, Thống Nhất và Nhơn Trạch. Số này tăng trên 150% so với năm 2016, điều đó cho thấy Khuyến công Đồng Nai rất chú trọng đến chất lượng hoạt động của khuyến công cơ sở nhằm đưa chính sách khuyến công đi sâu đi sát đến địa bàn nông thôn hơn nữa.

          Nhằm cụ thể hóa kế hoạch, vừa qua Trung tâm khuyến công Đồng Nai đã mở lớp tập huấn cho khoảng 50 người là chủ tịch, phó chủ tịch, cán bộ phụ trách công thương và các hội, đoàn thể trên địa bàn các xã thuộc huyện Thống Nhất. Lớp tấp huấn nhằm cung cấp cho các học viên là cộng tác viên khuyến công cơ sở về các chính sách khuyến công, hướng dẫn thực hiện kê khai xét tặng các danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương và lập hồ sơ bình xét sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Qua lớp học các học viên đã nắm bắt được nội dung hoạt dộng khuyến công, đây là tiền đề để khuyến công Đồng Nai tăng cường sự phối hợp với những người làm công tác khuyến công cơ sở nhằm đưa hoạt động khuyến công đi sâu đi sát, hỗ trợ ngày cáng hiệu quả cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.

          Những lớp tập huấn như thế này góp phần đưa thông tin, chính sách, nội dung hỗ trợ từ khuyến công đến các cơ sở công nghiệp nông thôn. Ngoài ra, lớp tập huấn giúp cho công tác phối hợp giữa khuyến công Đồng Nai với các địa phương chặt chẽ hơn. Ví dụ là việc cụ thể hóa việc đăng ký kế hoạch khuyến công hàng năm và cụ thể hóa đối tượng thụ hưởng ở cơ sở để khuyến công Đồng Nai căn cứ vào đó để lên kế hoạch khảo sát, hỗ trợ doanh nghiệp. Chính từ việc nắm bắt thông tin, chính sách khuyến công hạn chế nên một số cơ sở công nghiệp nông thôn chưa quan tâm nhiều gây thiệt thòi cho chính các doanh nghiệp. Thực trạng này một phần còn bắt nguồn từ một số UBND cấp xã chưa quan tâm nhiều đến khuyến công địa phương, và cán bộ phụ trách khuyến công thường kiêm niệm và thường xuyên thay đổi nên việc cập nhật, nắm bắt kịp thời các nội dung khuyến công còn hạn chế dẫn đến chưa chủ động trong công việc.

          Để hạn chế những khiếm khuyết của công tác khuyến công cơ sở thời gian qua, hướng tới khuyến công Đồng Nai sẽ tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động khuyến công đến với các địa phương, các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, khuyến công Đồng Nai cũng tập trung ưu tiên hoạt động khuyến công hướng đến các mục tiêu: xây dựng nông thôn mới, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, chuyển dịch ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news