Khuyến công
KẾT NỐI CUNG – CẦU HÀNG VIỆT
Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong thời gian qua được sự hối hợp của Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) cùng Sở Công thương các tỉnh đã triển khai nhiều cuộc kết nối cung – cầu.
Hỗ trợ, đẩy mạnh việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, giúp đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt, đưa sản phẩm Việt vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong quý 3 tỉnh Phú Yên thực hiện việc kết nối cung cầu hàng Việt Nam với kỳ vọng cơ hội tìm kiếm đối tác, hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường đầu ra cho hàng hóa, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Lần này, tỉnh Phú Yên cũng mời gọi được gần 170 doanh nghiệp khu vực Miền Trung – Tây Nguyên; Tây Nam bộ và một số tỉnh miền Đông Nam bộ, trong đó có Đồng Nai. Đối với Phú Yên, các doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm đặc trưng như: Cá ngừ đại dương, tôm hùm, gia vị…; khu vực miền Tây mang đến sản phẩm lạp xưởng, bánh hạnh nhân, đường thốt nốt; còn Đồng Nai cũng mang theo thương hiệu Bưởi Tân Triều, Cacao Trọng Đức và nhiều  mặt hàng gia vị khác…
 

 

 
 
Tại Hội nghị kết nối cung – cầu, các doanh nghiệp thật sự quan tâm đến tìm năng, thế mạnh nguồn lực sẵn có, chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, cung ứng ra thị trường sản phẩm có chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy niên, không ít doanh nghiệp ngán ngẫm khi sản phẩm của họ vào hệ thống siêu thị với khá nhiều đòi hỏi, thậm chí đôi lúc chỉ đạt được mức hòa vốn hoặc chịu lỗ. Bà Nguyễn Thị Kim Bích – Phó Giám đốc Sở Công thương Phú Yên phát biểu ý kiến qua sự kiện kết nối này, Vụ thị trường trong nước – Bộ Công thương lưu ý, thời gian tới các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì đóng gói, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của doanh nghiệp; chú trọng việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm, ổn định chất lượng sản phẩm, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, các siêu thị. 
 
 
 
Tại Hội chợ kết nối cung – cầu tại Phú Yên, Đồng Nai ngoài khu tham gia trưng bày gian hàng giới thiệu ngành CNTTCN của tình trong Hội chợ triển lãm, các đơn vị trực tiếp tham gia kết nội cung cầu giới thiệu sản phẩm tại Hội Nghị có thương hiệu Scafe của công ty Tín Nghĩa, Tranh gạo Thái hoàng, Công ty chế biến bánh kẹo sữa Đồng Nai, Ca cao Trọng Đức, Công ty SX trái cây sấy Thuận Hương, Thì  Bưởi Tân Triều cũng được giới thiệu đến người tiêu dùng khu vực miền Trung – Tây Nguyên về chất lượng cũng như hình dáng của trái bưởi, các sản phẩm từ bưởi và đặc biệt là rượu bưởi có xuất xứ từ đất cù lao Tân Triều của ông 5 Huệ ở xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Đến nay, các sản phẩm từ trái bưởi của ông 5 Huệ gắn liền với địa danh bởi chữ tín cao hơn cả lợi nhuận. Chính vì vậy, nơi đây tham vọng hướng tới khép kín từ trồng trọt, sản xuất, chế biến đến cung cấp dịch vụ ăn uống, để trở thành một điểm du lịch độc đáo. Phỏng vấn Ông Huỳnh Minh Huệ - Chủ Khu sinh thái Làng Bưởi Tân Triều về việc kết nối cung cầu, giao thương, thương mại với các tỉnh miền trung tây nguyên tại tỉnh Phú Yến vừa qua về phía doanh nghiệp cho biết các doanh nghiệp rất vui mừng vì những năm qua, chương trình khuyến công của các tỉnh đã hướng vào trọng tâm, trọng điểm – nhất là tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất thuộc các ngành công nghiệp chế biến nông sản chủ lực của từng địa phương, đồng thời hỗ trợ phát triển sản xuất hàng công nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, giới thiệu quảng bá, đưa sản phẩm CNNT của tỉnh Đồng Nai tiếp cận trong cả nước, góp phần không nhỏ cho các cơ sở CNNT tiếp cận được thị trường mới và quảng bá thương hiệu ngày càng phát triển. 
Phát huy những lợi thế tiềm năng của khu vực, Sở Công thương các tỉnh, thành phố đã tích cực triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch năm nhằm đánh giá kết quả thực hiện hoạt động khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp của các tỉnh, thành phố khu vực. Riêng hoạt động kết nối cung – cầu đã trở nên thường xuyên nhằm giúp doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của các tỉnh trong khu vực và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Theo đó, quy mô, chất lượng các đề án khuyến công từng bước được nâng cao; công tác tổ chức thực hiện, quản lý đề án của trung tâm khuyến công và các đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp thực hiện ngày càng tốt hơn./. 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news