Khuyến công
Khi con thuyền ra khơi

Ở Việt Nam, nghề làm thuyền buồm mô hình đã có từ lâu, Đồng Nai được xem là nơi sản xuất mặt hàng này rất phong phú và đa dạng. Mặt hàng thuyền buồm  là một trong những sản phẩm đặc trưng của nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện Trảng Bom. Với niềm yêu thích và đam mê nghề ngay từ nhỏ Phan Quang Trưởng-chủ cơ sở gỗ mỹ nghệ Hoài Thu đã say mê học nghề và luôn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước . Sau nhiều năm làm thuyền buồm mỹ nghệ, anh đã mạnh dạn đầu tư thành lập cơ sở sản xuất Hoài Thu với mong muốn đi sâu vào lĩnh vực sản xuất mặt hàng thuyền mỹ nghệ cao cấp. Cơ sở đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm thuyền buồm theo thiết kế riêng, cũng như sản xuất những mẫu mã theo đơn đặt hàng của khách hàng ở các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ…với kiểu tàu thuyền hiện đại, tàu du lịch hạng sang, thuyền buồm cao cấp , các loại thuyền chiến .v.v….  Là người có thâm niên nhiều năm trong nghề làm thuyền buồm mô hình cho biết: “Thuyền buồm mô hình hoàn toàn được làm bằng thủ công, thuyền càng nhiều chi tiết tinh xảo thì càng có giá trị cao, nếu chỉ dừng lại ở những sản phẩm bằng gỗ thì việc tiêu thụ hàng hóa sẽ ngày càng khó khăn”. Là người phụ trách về kỹ thuật , thiết kế mẫu mã, anh đã nghiên cứu thay thế vật liệu gỗ tự nhiên  bằng những chất liệu gỗ ép, sử dụng các loại keo dán phù hợp với khí hậu ở nước ngoài. Những chiếc thuyền buồm được chế tạo chính xác và sản xuất đồng loạt nhờ áp dụng kỹ thuật vi tính tạo mẫu, thiết kế lắp ghép từng công đoạn sản phẩm tạo nên những sản phẩm đa dạng, giàu kiểu dáng, trọng lượng nhẹ dễ bảo quản và vận chuyển thuận lợi được thị trường chấp nhận.

Nghệ Nhân Phan Quang Trưởng đứng thứ 2 từ trái qua phải

Trong số các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, thuyền buồm mô hình là sản phẩm rất được thị trường nhiều nước ưa chuộng, vì hình thức đẹp, kỹ thuật tinh xảo. Đối với người chơi, nhất là giới doanh nhân, thuyền buồm được xem là biểu tượng của thành công trong kinh doanh. Vì vậy, giới thương nhân các nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam… thường chọn hình ảnh thuyền buồm làm biểu tượng kinh doanh. Bởi theo họ, thuyền buồm tượng trưng cho gió nên mang lại nhiều cuộc giao dịch kinh doanh tốt đẹp và thu được nhiều lợi nhuận. Chính vì thế các loại thuyền buồm mô hình thường được nhiều người lựa chọn để trưng bày trong văn phòng làm việc hoặc trong nhà. Thiết kế các kiểu thuyền buồm anh thường lưu ý đến vấn đề phong thủy mà các khách hàng thường hay quan tâm, khi con thuyền ra khơi cánh buồm phải luôn căng gió, chở đầy vàng bạc tượng trưng nhiều điềm lành và thuận lợi nhất.

Để hoàn thành một chiếc thuyền buồm mô hình, người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn từ tạo khung thuyền, lắp ghép các chi tiết, may buồm… tất cả đều được làm bằng tay. Công đoạn sơn là công đoạn quan trọng nhất và thường gồm 3 lớp: lớp chống thấm, lớp sơn màu và lớp sơn bóng ngoài cùng. Nước sơn phải đẹp, mịn màng và thật đều để cho thuyền buồm thật sống động.

Với những ngày đầu chưa hiểu biết nhiều về thị trường Quốc tế, kinh nghiệm sản xuất còn non kém anh đã gặp không ít khó khăn về kỹ thuật. Năm 2000 anh đã mạnh dạn đi học thêm về thiết kế và tạo bản vẽ thuyền buồm trên máy tính, ban đầu rất là vất vã nhưng anh vẫn kiên trì theo đuổi quyết tâm thực hiện kế hoạch mở rộng kinh doanh sản xuất của mình.  Người lao động có tay nghề đã bắt đầu gắn bó với anh khi cuộc sống của họ đã được cải thiện , mỗi người lao động được anh mở một tài khoản riêng tùy theo thâm niên công tác, tuy nó không nhiều nhưng khi gặp khó khăn người lao động cũng yên tâm làm việc.

Những nổ lực của bản thân  đã giúp anh vượt qua những khó khăn thử thách trên bước đường lập nghiệp, vừa qua anh đã được UBND tỉnh Đồng Nai trao tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi năm 2013,  giờ đây anh có quyền tự hào với bản thân về những thành công mà anh đã gặt hái được. Theo anh, trong tương lai anh sẽ xây dựng những định hướng, chiến lược phát triển lâu dài và bền vững cho cơ sở, để những sản phẩm truyền thống luôn có chỗ đứng trên thị trường

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news