Khuyến công
Khuyến công Đồng Nai hỗ trợ phát triển cơ sở công nghiệp nông thôn phat triển

Theo số liệu của Cục Thống kê Đồng Nai, đến tháng 6 năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 9.794 cơ sở CNNT (trong đó hộ kinh doanh cá thể chiếm 85,7%), tăng 5.054 cơ sở so với cùng kỳ năm 2015, tăng trưởng bình quân 15,62%/năm. Giá trị sản xuất CNNT đạt  31.533.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9,2% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 là 5,21%/năm.

Trong thời gian qua, xác định mục tiêu là đồng hành cùng với doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Hoạt động khuyến công được sự quan tâm sâu sát của các cấp, các ngành đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp tổ chức triển khai thực hiện chương trình, đế án khuyến công trên địa bàn Tỉnh đạt  hiệu quả nhất định, góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn tỉnh Đồng Nai phát triển. Cụ thể được thể hiện qua kết quả triển khai một số nội dung của hoạt động khuyến công từ 2016 đến nay như:

- Tổ chức hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề và nâng cao tay nghề là 1.200 người tập trung các lĩnh vực sản xuất may mặc, giày da, túi xách. Kết thúc các khóa đào tạo nghề, truyền nghề số lao động có việc làm trên 85% Học viên có thể tự thực hiện được các sản phẩm hoàn chỉnh từ cơ bản đến nâng cao. Qua khóa học, học viên được nâng cao tay nghề đáp ứng nhu cầu, chất lượng sản phẩm sản xuất tại đơn vị, giúp đơn vị có nguồn lao động có tay nghề, giải quyết kịp thời các đơn hàng lớn, rút ngắn được thời gian sản xuất, giảm tỉ lệ hao hụt nguyên liệu, từ đó tăng năng suất lao động, giảm được chi phí đầu vào và nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị, tạo việc làm và gia tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời gia tăng giá trị xuất khẩu và thu nộp ngân sách nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Tổ chức đào tạo khởi sự doanh nghiệp cho 1.269 người, các chuyên đề quản lý cho 924 người. Đối tượng được hỗ trợ tham gia các lớp tập huấn là các cá nhân, thanh niên ưu tú đang muốn khởi nghiệp, các đoàn thể có nhu cầu, các doanh nghiệp có tiềm năng, các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập. Các lớp tập huấn chuyên đề giúp các học viên trang bị kiến thức nền tảng về kinh doanh, kỹ năng hoạt động độc lập, chủ động lựa chọn các ý tưởng kinh doanh phù hợp, khả năng điều hành, lập kế hoạch và quản lý kinh doanh có hiệu quả. Chương trình tập huấn kiến thức quản trị doanh nghiệp đã góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng quản lý cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, khuyến khích các doanh nghiệp tiềm năng đầu tư sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Tổ chức  07 đoàn gồm 107 người  đi học tập kinh nghiệm về phát triển cụm công nghiệp, tìm kiếm đối tác kinh doanh sản xuất gạch không nung và sản xuất chế biến thực phẩm tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, miền Tây Nam bộ. Các chuyến công tác với mục đích giao lưu và đúc kết kinh nghiệm quản lý Nhà nước trên lĩnh vực Công thương, cũng như giúp các cơ sở CNNT trong tỉnh có dịp học tập, liên kết với các doanh nghiệp tỉnh bạn trong sản xuất, kinh doanh. Qua mỗi chuyến đi các thành viên tham gia có thể nắm bắt được thông tin liên quan đến công tác quản lý, lĩnh vực ngành nghề ra những kinh nghiệm cần thiết trong công tác và hoạt động sản xuất tại địa phương.

- Từ năm 2016 đến nay, đã hỗ trợ 01 cơ sở CNNT xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất gạch không nung; hỗ trợ 37 cơ sở CNNT ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, chủ yếu các ngành nghề như cơ khí, chế biến nông-lâm sản, thực phẩm, dệt sợi, thủ công mỹ nghệ góp phần nâng cao năng suất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Việc hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất chế biến, thiết bị được điều khiển tự động, thay thế lao động thủ công, giảm độc hại cho người lao động, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm hao hụt nguyên liệu so với làm thủ công. Nhu cầu đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị của các cơ sở CNNT là rất thiết thực để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, đáp ứng xu thế thị trường.

- Trong công tác hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu, đã tổ chức gian hàng chung tỉnh Đồng Nai tham gia 14 hội chợ triển lãm trong nước; hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn chi phí 51 gian hàng tham gia các hội chợ triển lãm trong nước. Tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh và tham gia bình chọn cấp Khu vực, cấp Quốc gia, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm CNNT, tạo lợi thế cạnh tranh trong việc xúc tiến thương mại sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất CNNT. Kết quả có 88 cơ sở tham gia bình chọn, 91 sản phẩm phân theo 05 nhóm thủ công mỹ nghệ, chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm, thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí, nhóm sản phẩm khác được bình chọn là sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp Tỉnh, 18 sản phầm đạt cấp Khu vực, 09 sản phẩm đạt cấp Quốc Gia.

- Trong các hoạt động đã triển khai, tuyên truyền là một thế mạnh của công tác khuyến công tỉnh Đồng Nai được tổ chức bằng nhiều hình thức, phương tiện khác nhau nhằm phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trước hết là chính sách khuyến công, góp phần huy động các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư, phát triển sản xuất CNNT.  Hình thức tuyên truyền đa dạng như trực tiếp, gián tiếp qua báo, đài, Bản tin, website…Trong đó hình thức nổi bật nhất được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đánh giá mang lại hiệu quả thiết thực chính là thực hiện Chuyên đề Khuyến công phát sóng trên Đài Phát thanh Truyền hình Đồng Nai do Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp phối hợp Phòng Chuyên mục - Đài Phát thanh Truyền hình Đồng Nai thực hiện. Hoạt động truyên truyền công tác khuyến công giúp các cơ sở sản xuất CNNT dễ dàng nắm bắt thông tin về tiềm năng lợi thế của các địa phương và các định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các chủ trương, chính sách có liên quan đến việc khuyến khích phát triển CNNT, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới có thể áp dụng vào sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo vệ môi trường. Thông qua công tác tuyên truyền hướng dẫn cơ sở CNNT hoàn thiện các điều kiện pháp lý để thụ hưởng chính sách khuyến công. Bên cạnh hỗ trợ cơ sở CNNT còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, tạo được lòng tin trong cộng đồng cơ sở công nghiệp nông thôn về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.

Hoạt động Khuyến công Đồng Nai với nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tỉnh nhà. Triển khai chính sách Khuyến công hiệu quả giúp cơ sở cơ sở công nghiệp nông thôn có định hướng tốt và vươn lên phát triển ổn định. Bằng nhiều phương cách khác nhau, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp thường xuyên quan hệ, gặp gỡ trao đổi với các cơ sở/doanh nghiệp công nghiệp nông thôn nói riêng và doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh nói chung nhằm đồng hành, lắng nghe và chia sẻ những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, để hỗ trợ và đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, từng bước thúc đẩy công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển theo hướng hiện đại.

Nguồn: Trung tâm KC và TVPTCN Đồng Nai

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news