Khuyến công
Người đi tìm đá - Nghệ Nhân Châu Chí Hùng
Tốt nghiệp đại học bách khoa ngành dân dụng năm 1984, ngay khi rời ghế nhà trường Ông Châu Chí Hùng đã bắt đầu sự nghiệp của mình. Vào làm việc tại một công ty xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh nơi ông sinh ra và lớn lên, với năng lực sẳn có sau vài năm công tác ông đã nhanh chóng được đề bạt chức danh phó giám đốc công ty. Lặn lội với nghề nay đây mai đó được một thời gian ông tự nghiệm cho mình: “dù là Giám đốc hay phó giám đốc mình cũng là người đi làm thuê”, mong muốn tự tìm cho mình một công việc làm độc lập, không bị ràng buộc. 
 

 

 
Năm đó, ông cùng với gia đình đi Di Linh- Lâm Đồng, ông phát hiện ra những khúc gỗ nằm dưới sông suối bị gió, nước bào mòn theo năm tháng (còn gọi là Gỗ Lũa) cónhững vết lõm khuyết chạy dài có hình dáng độc, lạ mắt. Ông bắt đầu tìm kiếm và nhờ những người dân tộc lấy lên, sau đó đánh cho sạch sẽ rồi ngắm nhìn. Trong đôi mắt của người có tâm hồn nghệ thuật, ông đã nhìn thấy được vẽ đẹp của thiên nhiên, tạo hóa đã tạo nên những đường nét chấm phá độc đáo cuốn hút ông tiếp tục tìm kiếm và phát hiện ra gỗ, đá trong thiên nhiên vô cùng bí ẩn. Như bị cuốn hút vào những điều kỳ lạ từ thiên nhiên, năm 1993 anh quyết định nghĩ việc cùng gia đình mở quán ăn “An Phát Quán” tại thành phố Biên Hòa-Đồng Nai và tiếp tục con đường sưu tầm, tìm kiếm, nghiên cứu của mình. Với tính cách thích đi du lịch đây đó, ông đã bắt đầu khám phá ra nhiều điều mới lạ từ thiên nhiên. Từ những viên đá đủ màu sắc, hình dáng kỳ lạ đã mở ra một hướng đi mới, khởi đầu cho nghề làm đá của ông.
Lúc đó, gia đình có kinh tế tương đối ổn định, ông đi từ Nam chí Bắc tìm kiếm sưu tầm và mua đá. Có khi lang thang, lặn lội trong rừng núi nhiều ngày hoặc phải cột dây vào ngưởi lần theo các hang động ở Vịnh Hạ Long lượm những “Hoa đá”để tìm vài mẩu đá lạ, khi tìm được ông chỉ lấy vài mẩu đá để nghiên cứu, ông nói: “mình phải tôn trọng thiên nhiên, nếu ai thấy đẹp cũng lượm và bẻ những thạch nhũ thì sẽ phí phạm và làm mất đi nét đẹp của thiên nhiên ban tặng”.
Ông bắt đầu xu tầm đá và phân loại đá quý và không quý. Mỗi chuyến đi khảo sát về, từng viên đá được ông ghi tĩ mĩ “bảng di chỉ” ghi rõ ngày tháng, địa điểm, phân loại đá. Có những chuyến đikéo dàinữa tháng ông đã mang về nhiều chiến lợi phẩm. Từ những hòn đá vô tri có bề mặt sần sùi, thô ráp chứ không nhẵn mịn, ông bắt đầu đục đẽo, trang trí thành những tác phẩm nghệ thuật được đánh giá rất cao do những người hiểu được tính chất hiếm có và lạ lùng của nó. Mỗi khi bán đi một tác phẩm ông đều cảm thấy tiếc rẽ như mất đi một cái gì mà mình đã trao gửi. Nhiều người đã được ông hướng dẫn đi tìm kiếm, xu tầm những hòn đá lạ. Có một lần trong đống đá ông xu tầm được, khi đêm về lại tỏa ra ánh sáng lạ như vần trăng sáng, nhiều nhà nghiên cứu đã đến xem và tìm hiểu. Một số người đã đến hỏi mua, nhưng ông không bán.
Ông Hùng chia sẽ: “Vào những năm 1994-1995 khi phong trào chơi đá cảnh mới khởi sắc và chưa phổ biến rộng, người dân biết đến đá cảnh qua những lần triển lãm về đá (lúc ấy còn gọi là đá ghép) tại công viên văn hóa Tao Đàn, thành phố Hồ Chí Minh. Tuy số lượng tác phẩm tham gia còn ít nhưng đã có nhiều tác phẩm đặc sắc và có giá trị. Nhưng lúc ấy các tác phẩm chỉ đặt lên cái khay, cái đĩa bằnggốm hoặc một miếng gỗ phẳng và người nghệ nhân chưa qua tâm đến phần chân đế (đế gỗ). Khi thưởng ngoạn một số người xem vẫn cảm thấy “thiếu thiếu” một cái gì đó làm cho tác phẩm chưa được trọn vẹn. Ghi nhận cái “thiếu” ấy cùng sự đồng cảm, ông đã từng bước học hỏi, trao dồi và hoàn thiện cách chơi đá của riêng mình. Những đế gỗ dành cho nhiều thể loại tác phẩm đá cảnh đã mang đến những sắc thái lạ và cá biệt, chủ yếu được chế tác bằng những loại gỗ quý như: gỏ đỏ, sao, giáng hương… Cùng với những đường nét uốn lượn mềm mại, uyển chuyển tinh tế, đã gây bất ngờ và tạo được ấn tượng tốt cho khách đến tham quan”. Với những sáng tạo đặc thù ông đã điểm xuyến thêm vài nét chấm phá độc đáo trong nghệ thuật thưởng ngoạn đá cảnh Việt Nam.
 
  

 

 

  
Qua tìm hiểu nghiên cứu sách báo, ông luôn đặt ra câu hỏi trong đầu “Tại sao? Tại sao? ”. Những khám phá mới đã thôi thúc ông làm một bộ xu tầm về đá và nghiên cứu về nó. Ông có cả một công trình nghiên cứu và ghi chép cẩn thận từng loại đá, thành phần khoáng vật, các thông số khoa học...  Giờ đây những ghi chép của ông đã trở thành tài liệu tham khảo, nghiên cứu về khoáng vật cho sinh viên, giảng viên các trường đại học trong nước tham gia nghiên cứu. Ông cộng tác với Trường Đại học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận nhiều mẫu vật nghiên cứu, học tập.
Trong kỹ thuật chế tác người thợ mộc hay đục đẽo rất lâu, ông đã suy nghĩ tìm cách mài góc từ lưỡi phay để làm các công đoạn mau hơn, đã giúp ông nhanh chóng hoàn thiện các tác phẩm. Mỗi lần suy nghĩ ra một ý tưởng ông chỉ mong muốn trời mau sáng để được bắt tay vào làm. Tuy nhiên, trong một lần chế tác vì quá mệt và sơ ý ông đã để máy văng vào mặt gây thương tích, phải đi phẩu thuật. Chính thời gian nghĩ dưỡng sức này đã thôi thúc ông viết sách. Với tác phẩm đầu tay “Đá cảnh Việt Nam” dày gần 200 trang, ông đã để lại cho những người yêu thích về đá cảnh những niềm vui nhẹ nhàng, thanh tao, những chắt lọc tinh túy, đặc sắc của những người đi trước, những tác phẩm nghệ thuật vô giá và những nghiên cứu quý báo của cả một đời người tâm huyết với nghề.
 
Tháng 5/2016 ông được UBND tỉnh Đồng Nai phong tặng danh hiệu Nghệ nhân. Với niềm xúc động, sung sướng tột cùng ông vinh dự nhận phần thưởng cao quý trong buổi lễ tôn vinh vừa qua. Không khỏi nghẹn ngào ông chỉcòn biết nói với chúng tôi hai từ” Cám ơn, Cám ơn”. Nhìn thấy ông vui, chúng tôi cảm thấy ấm lòng vì những con người chân chính hy sinh vì nghệ thuật.
Tôi hỏi ông có định hướng gì cho thời gian tới? Nghệ nhân Châu Chí Hùngtâm sự: “Mong muốn lớn nhất của tôi hiện nay là hoàn thành tác phẩm “Bản đồ Việt Nam” dài 16-17m được chế tác từ những miếng đá lắp ghépmà mỗi địa danh trên bản đồ được làm bằng đá của nơi đó. Từng vùng miền trên khắp đất nước Việt Namnơi tôi đi qua sẽ để lại dấu ấn trên bản đồ, có thể thời gian thực hiện sẽ kéo dài khoảng 5 năm để hoàn thành tác phẩm còn tùy theo điều kiện thời gian cho phép, tôi mong muốn được tặng nó cho nhà bảo tàng”.Hy vọngnhững nghiên cứu, những tác phẩm của ông sẽ có ích cho đời như một đóng góp nho nhỏ.
Ông Hùngbộc bạch:“Được lời như cởi tấm lòng, chất chứa cũng đã lắm, mong muốn cũng đã nhiều. Được gởi lòng mình cùng bao trăn trở, suy tư vào từng trang sách vẫn là hoài vọng từ lâu. Giờ đây được trải lòng trong từng con chữ, cũng thật là hạnh phúc biết bao… Kiến thức chỉ làhạt cát nhưng vẫn cầu mong được kết lại cùng!”./.

 

 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news