Khuyến công
NGƯỜI NẶNG NGHỀ VỚI SẢN PHẨM GỖ MỸ NGHỆ

Đóng trên địa bàn ấp Tân Bắc, xã Bình Minh cơ sở sản xuất Đồ gỗ mỹ nghệ Thành Nhân, là một trong những thương hiệu đồ gỗ mỹ nghệ hàng đầu tại khu vực Đông Nam Bộ  nói chung và Đồng Nai nói riêng. Đồ gỗ Thành Nhân chuyên cung cấp các sản phẩm gỗ mỹ nghệ, được làm chủ yếu từ các loại gỗ tự nhiên cao cấp như : gỗ cẩm lai, gỗ lọ nồi, gỗ mật (gỗ gụ), căm xe, cate, giáng hương, gỏ đỏ, và các loại gỗ nu... Mỗi sản phẩm của Thành Nhân  được sản xuất hoàn thiện tỉ mỉ tới từng chi tiết khách hàng có thể yên tâm về chất lượng khi mua hàng với giá tốt nhất.

Điểm lợi thế của đồ gỗ Thành Nhân  là cơ sở tìm được nguồn gỗ tự nhiên dạng phế liệu vô cùng phong phú để sản xuất các mặt hàng gỗ mỹ nghệ như: máy bay, xe hơi, xe ô tô, xe mô tô,, xe tăng,… cung cấp cho thị trường trong nước với giá ưu đãi (dành cho các trung tâm mua bán hoặc các showroom trên toàn quốc). Sản phẩm được giao trực tiếp từ xưởng đến tay người tiêu dùng mà không thông qua một khâu trung gian nào khác. Chính vì vậy giá sản phẩm tương đối thấp so với các cửa hàng gỗ mỹ nghệ khác. Có những sản phẩm chỉ có giá bằng 1/2 giá so với các sản phẩm cùng chủng loại đang bày bán tại tp.HCM hoặc các tình thành khác.

Nếu khách đến vào những giờ cao điểm làm việc của của xưởng gỗ Thành Nhân, bạn sẽ khó để phân biệt đâu là ông chủ cơ sở gỗ thủ công mỹ nghệ người đã đưa hàng hóa của mình đi hàng chục quốc gia Âu - Á với một người thợ gỗ bình thường. Hiện tại, cơ sở Đồ gỗ mỹ nghệ Thành Nhân là cái tên khá nổi trong giới sản xuất và buôn bán gỗ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, dù quy mô không quá lớn vì ông chủ Nguyễn Thành Nhân có triết lý riêng trong việc làm ăn.

Được biết nghề gỗ mỹ nghệ ở đây có từ thập niên 50 của thế kỷ trước, những người gốc Bắc di cư từ Bắc vào Nam mang vào Đồng Nai nghề làm gỗ của những làng nghề nổi tiếng xứ Bắc, như: La Xuyên (Nam Định), Đồng Kỵ (Bắc Ninh)... Lâu dần, cộng đồng người gốc Bắc di cư vào Nam ở khu vực ấp Trà Cổ (xã Hố Nai 3, Trảng Bom)... nổi tiếng với nghề làm đồ gỗ. Tuy  nhiên, nghề nghiệp cũng chỉ gói gọn trong những gia đình nhỏ với những sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Rồi khi đất nước mở cửa, khách du lịch bắt đầu vào Việt Nam nhiều, ở ấp Trà Cổ có nghệ nhân Kỳ Vân thử mang một chiếc thuyền buồm tinh xảo làm từ gốc mít lên bán ở quận 1 (TP.Hồ Chí Minh) cho khách du lịch nước ngoài. Sản phẩm bất ngờ được yêu thích, các nhà buôn liên tục đặt hàng, và từ đó làng nghề thủ công mỹ nghệ gỗ dần dần hình thành.

Nhiều năm nay, cơ sở luôn thiếu thợ tay nghề cao. Những đứa trẻ làng nghề lớn lên rồi đi lập nghiệp phương xa nên ít chịu học hành, bám trụ với nghề truyền thống.  Dù Anh đã hết lòng hỗ trợ, cố gắng trả mức lương cao, song tìm ra người thợ tỉ mỉ và hết lòng phát triển nghề nghiệp thì rất khó. Thiếu thợ nên nhiều khi anh phải từ chối những đơn hàng lớn. Chẳng hạn, từ chối đơn hàng của hệ thống siêu thị Walmart (Hoa Kỳ) vì thấy khó đáp ứng được sản lượng.

Sau 20 năm gầy dựng thương hiệu gỗ mỹ nghệ Thành Nhân bài học rút ra từ chính công việc kinh doanh hàng ngày của mình, một trong những điều anh giữ vững suốt 20 năm qua là tính trung thực, có sao nói vậy. Sản phẩm thế nào, từ nguyên liệu gì, khả năng sản xuất ra sao... anh  nói hết với khách để họ chủ động trong liên hệ đặt hàng. Lô hàng nào hư hỏng thì anh xin lỗi rồi đền bù. Khách hàng đặt hàng, ứng tiền... đôi khi cũng chỉ qua vài cú điện thoại. Không làm được thì nói không làm được, vậy nên khách cũ chỉ khách mới, lâu dần khách hàng đông dần lên và họ hỗ trợ cho anh nhiều từ thanh toán đến các thủ tục xuất nhập khẩu...

 Chia sẽ với chúng tôi về những trăn trở của anh khi muốn mở rộng thêm quy mô sản xuất, anh cho biết vẫn mong muốn xây dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm ở thị trường trong nước lẫn ngoài nước. Sản phẩm Thành Nhân đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành, khu du lịch... trong cả nước và bán tại nhiều quốc gia, song vẫn còn rất nhiều thứ phải làm để xây dựng nên một thương hiệu mạnh. Một trong những điều trăn trở của Anh là đơn hàng có, thị trường có, tay nghề có... nhưng những cơ sở gỗ mỹ nghệ quy mô nhỏ ở làng nghề Bình Minh vẫn chưa liên kết với nhau được, chưa cùng nhau chung sức để làm những đơn hàng lớn và cùng “mơ những giấc mơ lớn hơn”.  Anh chỉ dám “làm lớn” nếu vẫn bảo đảm được từng sản phẩm, mà giờ thì chắc chưa phù hợp, phải tiến từ từ. Hiện tại, Thành Nhân vẫn đang tiếp tục từ chối nhiều đơn đặt hàng lớn từ các nước, bởi quy mô chưa lớn và chưa thể liên kết nhiều cơ sở lại để cùng làm ăn. Sắp tới, khi chuyển xưởng vào cụm công nghiệp của địa phương, Anh hy vọng tình hình sẽ khả quan hơn và thương hiệu gỗ mỹ nghệ Đồng Nai không chỉ dừng ở “gỗ Thành Nhân” hay một vài thương hiệu khác, mà là thương hiệu chung của cả làng nghề. Năm 2019 Anh đã được UBND tỉnh Đồng Nai Phong tặng Danh hiệu Nghệ Nhân.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news