Khuyến công
TÌM HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KIỀU DIỄM MY

Đóng chân trên địa bàn xã Xuân An, Thị xã Long Khánh, DNTN Kiều Diễm My là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực may mặc. Thành lập hơn ba năm, với sản phẩm chủ lực là sản phẩm túi xách tay đơn vị đã giải quyết hơn 50 lao động tại địa phương. Trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ làm gì để nâng cao năng lực canh tranh trên thị trường tìm ra hướng phát triển bền vững và lâu dài? Vốn là một nhân viên Maketing hàng mỹ phẩm, cuộc sống trước đây của anh Phan Văn Tuân là những ngày bươn chải khó khăn. Với nghề này thì rất mất nhiều thời gian để tìm kiếm khách hàng, đồng lương kiếm được cũng vô cùng bấp bênh. Vẫn mong muốn thay đổi được cuộc sống thực tại được ổn định hơn, đó cũng chính là động cơ để anh với anh rễ của mình là Nguyễn Văn Huệ cùng phấn đấu xây dựng nên DNTN Kiều Diễm My như ngày hôm nay.  Bắt đầu hoạt động từ năm 2006, xuất phát điểm với nguồn vốn đầu tư ban đầu là 500.000.000 đồng với hơn 30 lao động, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm túi xách tay, ví, dây nịt làm từ da động vật như cá sấu, trăn. Là người làm lâu năm trong nghề may mặc nên việc tìm kiếm đối tác tiêu thụ hàng xuất khẩu cũng không gặp nhiều khó khăn đối với anh Huệ, cộng thêm khả năng Maketting của anh Tuân sản phẩm của doanh nghiệp cũng được mở rộng hơn trên thị trường nội địa. Sau thời gian hoạt động nhận thấy nhu cầu tiêu dùng càng tăng, bên cạnh đó nguồn lao động tại địa phương cũng khá lớn, anh Huệ và anh Tuân tiếp tục mở thêm chi nhánh DNTN Kiều Diễm My vào năm 2012.

Hiện nay doanh nghiệp Kiều Diễm My đầu tư 70 máy may, trung bình sản xuất từ 10.000 đến 20.000 sản phẩm/tháng. Chủ yếu 85% sản phẩm được xuất đi các nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc với sản phẩm chủ lực là hàng túi xách. Sản phẩm túi xách đặt trưng của đơn vị rất đa dạng như: giỏ đựng camera, giỏ thể thao, giỏ đựng giày thể thao, giỏ đựng banh tennis…tùy theo mẫu mã khách hàng lựa chọn mà đơn vị cung ứng. Còn lại  15% là các sản phẩm bóp ví da chủ yếu được chào bán ở các cửa hàng trong thị xã; chợ Tân Biên, thành phố Biên Hòa và các chợ ở thành phố Hồ Chí Minh, đơn giá trung bình từ 100.000 đến 500.000 đồng tùy theo loại chất liệu được sử dụng. Tại doanh nghiệp có trên 50 lao động đang trực tiếp sản xuất mức lương từ 2.800.000 đến 5.000.000 đồng/người/tháng. Vào mùa hè, doanh nghiệp còn tạo điều kiện nhận thêm khoảng 20 lao động thời vụ là học sinh muốn kiếm thêm thu nhập để trang trải việc học hành hay muốn phụ giúp gia đình. Trao đổi về những thuận lợi và khó khăn trong nghề anh Tuân tâm sự: “Hiện tại, DNTN Kiều Diễm My ký hợp đồng với công ty 2J Hàn Quốc với số lượng 10.000 sản phẩm /tháng, bao hàng nguyên năm để xuất đi Nhật. Đồng thời, các công ty đối tác cũng tạo nhiều điều kiện về nguồn nguyên phụ liệu, thời gian hoàn thành đơn hàng nên doanh nghiệp cũng chủ động được sản xuất cũng như đảm bảo được công việc đều đặn cho lao động tại xưởng. Về mặt khó khăn, trong hơn một năm mở rộng sản xuất tại chi nhánh DNTN Kiều Diễm My, việc thiếu nhiều lao động lành nghề cung ứng đảm bảo cho các dây chuyền được hoạt động đồng bộ và hiệu quả cũng là vấn đề nan giải. Lao động tại địa phương không thiếu, nhưng sau khi tiếp nhận và được đào tạo ít có người gắn bó với doanh nghiệp lâu dài. Đa số sau khi đã có kinh nghiệm họ thường có nhu cầu tìm việc ở những công ty may mặc có công nghệ cao hơn, mức lương hấp dẫn hơn. Một bài toán đặt ra cho doanh nghiệp: Làm sao để doanh thu thu được là cao nhất, chỉ số giá, chi phí sản xuất là thấp nhất, đồng thời vẫn đảm bảo được chi phí nhân công với nhiều chế độ đãi ngộ, nguồn nguyên liệu vẫn đảm bảo dồi dào và chất lượng? Thực tế cho thấy doanh nghiệp vẫn chưa chủ động được nguồn hàng xuất khẩu, sự lệ thuộc nhiều vào công ty đối tác nước ngoài cũng mang lại rất nhiều rủi ro. Đối tác lớn duy nhất chỉ có một công ty 2J Hàn Quốc, hàng xuất sang Mỹ với số lượng cũng rất ít không thường xuyên. Sự yêu cầu khắc khe về kiểu dáng và chất lượng sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư hệ thống thiết bị công nghệ cao và cả đội ngũ nhân công lành nghề. Theo anh Tuân, nguồn nguyên liệu chủ yếu doanh nghiệp nhập về từ Trung Quốc, giá thành so trên thị trường tương đối thấp, đồng nghĩa với chất lượng cũng thua kém. Việc chuyển đổi đơn vị cung cấp nguyên liệu dẫn đến chi phí đầu vào cao. Máy móc thiết bị vẫn còn rất thô sơ hao tốn nhiều nguyên liệu và nhân công. Hao tốn chi phí đào tạo nhân công lành nghề trong khi mặt bằng lương vẫn chưa cao doanh nghiệp khó giữ được người gắn bó lâu dài. Những yếu tố trên dẫn đến mục đích cuối cùng là chỉ số giá của sản phẩm bán ra rất cao, không tạo ra được sức cạnh tranh mạnh trên thị trường ngoại và nội địa. Doanh nghiệp đang xúc tiến đầu tư thêm 02 máy chuyên dùng để cắt lạng da với chi phí trên 600.000.000, cộng với việc triển khai đào tạo tay nghề cho 65 lao động để đáp ứng yêu cầu sản xuất trong khi nguồn tại chính tại doanh nghiệp còn eo hẹp khó khăn. Chia sẽ về khó khăn này, anh Tuân rất mong nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước giúp cho doanh nghiệp giảm bớt khó khăn trong tình hình hiện nay.  Qua thông tin hướng dẫn của Phòng Kinh tế thị xã Long Khánh, anh Tuân được biết trong thời gian qua, hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã góp phần tạo điều kiện cho các đơn vị cá nhân thuộc nhiều thành phần kinh tế phát triển sản xuất bền vững, qua đó còn nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. Một trong những hoạt động đó là công tác đào tạo nghề và truyền nghề được thực hiện tại các địa phương. Việc đào tạo lý thuyết gắn với thực hành tại chỗ theo nhu cầu tạo việc làm đã góp phần nâng cao đội ngũ lao động có tay nghề. Song song đó chất lượng sản phẩm cũng được cải thiện đáng kể. Do đó anh đã làm hồ sơ đăng ký đề nghị hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động của doanh nghiệp. Trong năm 2014, được sự phê duyệt của UBND tỉnh Đồng Nai về kinh phí hỗ trợ triển khai đề án đào tạo nghề, Trung tâm Khuyến công phối hợp cùng DNTN Kiều Diễm My triển khai đào tạo nghề cho 65 lao động. Dự kiến  lớp đào tạo nghề tại DNTN Kiều Diễm My sẽ khai giảng vào đầu tháng 8/2014 và kết thúc vào cuối tháng 10/2014. Lao động sau đào tạo sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định./.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news