Khuyến công
Bảo tồn và phát triển gốm truyền thống tại Đồng Nai
 

Để tiếp tục duy trì và phát triển nghề gốm Đồng Nai, UBND tỉnh đã có Quyết định số 367/QĐ-UBND ngày 28/01/2008 về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành gốm mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007 – 2010, có xét đến năm 2015. Theo đó đã xác định: “Ngành gốm mỹ nghệ là ngành nghề truyền thống lâu đời của tỉnh Đồng Nai, thể hiện lịch sử, văn hoá và con người Đồng Nai, do đó ngành gốm mỹ nghệ được xác định là ngành nghề được ưu tiên khuyến khích đầu tư phát triển”;

Trên cơ sở Quy hoạch và điều chỉnh Quy hoạch đã được duyệt, Cụm công nghiệp gốm Tân Hạnh được hình thành, đến nay hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp cơ bản đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, với với diện tích 54,83ha,trong đó diện tích đất công nghiệp dùng cho thuê là 32,654ha, quỹ đất này ưu tiên bố trí cho 32 dự án gốm phải thực hiện di dời theo chủ trương của UBND tỉnh.

Đây là CCN có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, các doanh nghiệp thuộc diện di dời đầu tư vào CCN gốm Tân Hạnh sẽ được ngân sách hỗ trợ 60% chi phí sử dụng hạ tầng theo Quyết định số 62/2016/QĐ-UBND ngày 01/11/2016của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định một số nội dung hỗ trợ di dời, bảo tồn và phát triển các cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai. Các cơ sở di dời chỉ phải thanh toán 40% chi phí sử dụng hạ tầng, và được thanh toán chậm trong vòng 05 năm kể từ khi cơ sở đi vào hoạt động tại địa điểm mới. Mỗi năm thanh toán 01 (một) lần vào tháng 12 hàng năm.

Ngoài ra, theo Quyết định số 62/2016/QĐ-UBND ngày 01/11/2016của UBND tỉnh, các cơ sở gốm di dời còn được hưởng một số chính sách sau:

  1. Được miễn, giảm tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất
  • Được giảm 50% tiền thuê đất đối với trường hợp thuê đất trả tiền một lần cho cả thời hạn thuê đất.
  • Được miễn tiền thuê đất trong 11 năm đầu kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động sản xuất đối với trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm.
  1. Được tạo nguồn vốn từ vị trí cũ để di dời

 Các cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ phải di dời thì việc tạo nguồn vốn, quản lý và sử dụng nguồn vốn thu được từ đất tại vị trí cũ thực hiện như sau:

  • Đất tại vị trí cũ là đất nhận quyền chuyển nhượng hoặc được giao có thu tiền sử dụng đất thì cơ sở sản xuất gốm sứ phải di dời quyết định chuyển nhượng, chuyển mục đích theo quy định của pháp luật về đất đai và sử dụng nguồn vốn thu được từ xử lý đất tại vị trí cũ để thực hiện di dời theo quy định.
  • Đất tại vị trí cũ được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc giao có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất hoặc được Nhà nước cho thuê thì cơ sở sản xuất gốm phải di dời được lựa chọn hình thức “giao đất có thu tiền sử dụng đất” hoặc “thuê đất hàng năm” để thực hiện dự án đầu tư tại vị trí cũ phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê thì phải nộp tiền sử dụng đất hoặc nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Đất tại vị trí cũ bị Nhà nước thu hồi hoặc cơ sở sản xuất gốm phải di dời trả lại đất cho Nhà nước thì được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật về về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
  1. Được xem xét hỗ trợ theo Chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại, Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập giai đoạn 2016 – 2020.

- Về chính sách hỗ trợ từ “Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập giai đoạn 2016 - 2020” theo Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của UBND tỉnh

 

h6


 

UBND tỉnh đã có Văn bản số 9472/UBND-KT ngày 20/9/2017 về việc hỗ trợ triển khai thí điểm công nghệ xử lý khói bụi và khí thải đạt chuẩn bảo vệ môi trường đối với DNTN Tâm Phát. Theo đó, DNTN Tâm Phát được hưởng chính sách từ “Chương trình” này. Theo đề xuất của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 45/TTr-SKHCN ngày 03/8/2017 về triển khai thí điểm công nghệ xử lý khói bụi và khí thải đạt quy chuẩn bảo vệ môi trường tại DNTN Tâm Phát, thì mức hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ là 50% trên tổng mức đầu tư công nghệ xử lý khói bụi và khí thải đạt chuẩn bảo vệ môi trường.

- Về chính sách hỗ trợ từ Chương trình xúc tiến thương mại, Chương trình khuyến công: Một số cơ sở gốm đã được hỗ trợ từ Chương trình này, cụ thể như: Tham gia Chương trình XTTM có Công ty Gốm Việt Thành, tham gia Chương trình khuyến công có Công ty Gốm Việt Thành, HTX Gốm Thái Dương, DNTN Thành Công, DNTN Phong Sơn, DNTN gốm Thanh Long (nội dung hỗ trợ chủ yếu là đào tạo nghề và tham gia hội chợ triển lãm).

Trong thời gian qua, Sở Công Thương đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến công tổ chức cuộc thi sáng tạo sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh Đồng Nai theo kế hoạch hàng năm. Các sản phẩm dự thi được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, đa số sản phẩm được làm bằng gốm sứ, gỗ, đá, mây tre, giấy, đất sét,... Cuộc thi này đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mới lạ tham dự và đạt giải. Theo quy định về cơ cấu giải thưởng tại Quyết định số 58/2015/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 ban hành quy định giải thưởng cuộc thi sáng tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai: Số lượng giải thưởng tối đa không quá 20% tổng số sản phẩm tham gia Cuộc thi, cơ cấu giải thưởng gồm: 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba và các giải Khuyến khích. Từ năm 2007 đến nay (11 năm), số lượng tác phẩm nghệ thuật được làm bằng gốm sứ tham gia cuộc thi có xu hướng ngày càng tăng cao qua các năm, tổng số tác phẩm gốm tham gia cuộc thi là 564 tác phẩm, có 69 tác phẩm đạt giải, chiếm 12% tác phẩm dự thi, trong đó có 6 giải nhất, 11 giải nhì, 15 giải 3, 37 giải khuyến khích.
 

h1

 

Sản phẩm Gốm DNTN Hoàn Mỹ
 

Ngoài ra, có 01 sản phẩm gốm được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh là: Bình đá hoa bằng gốm- CTY TNHH gốm mỹ nghệ XK Kim Long (sản phẩm này được bình chọn năm 2012); và 3 cá nhân làm nghề gốm được UBND tỉnh phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân”, 38 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Thợ giỏi”.

Nhìn chung, trong tất cả các ngành nghề sản xuất kinh doanh tại các CCN trên địa bàn tỉnh, thì chỉ có duy nhất các cơ sở gốm di dời vào CCN gốm Tân Hạnh được hưởng nhiều chính sách ưu đãi nhất. Để tiếp tục tạo điều kiện cho nghề gốm truyền thống tỉnh Đồng Nai phát triển trong thời gian tới, Sở Công Thương tiếp tục tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ để bảo tồn và phát triển các cơ sở sản xuất gốm mỹ theo Quyết định số 62/2016/QĐ-UBND ngày 01/11/2016của UBND tỉnh như các nội dung đã trình bày ở trên.

Ngoài ra, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó chú trọng các hoạt động như:

- Phối hợp với các cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cung cấp cho các doanh nghiệp ngành Gốm về nhu cầu, thị hiếu từng thị trường đối với mẫu mã, màu sắc sản phẩm… Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành Gốm tham gia các hội chợ triển lãm ngành Gốm trong và ngoài nước; Chú trọng các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Đức, Nhật và các ước Châu Âu khác.

- Tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm tiêu biểu của tỉnh (trong đó có sản phẩm gốm, sứ) trên Catalogues, trên đĩa ĐVD, Bản tin Kinh tế Công nghiệp và Thương mại, Website của ngành và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác… 

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động khuyến công về hỗ trợ đào tạo nghề, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào hoạt động sản xuất ngành gốm.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news