Khuyến công
CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2016-2020

Tỉnh Đồng Nai một trong những địa phương đi đầu trong phát triển công nghiệp nhưng đến nay công nghiệp chỉ mới phát triển mạnh ở khu vực đô thị hóa cao như thành phố Biên Hòa và các huyện Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch. Trên thực tế năng lực cạnh tranh của công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn còn thấp và tồn tại những vấn đề như: quy mô nhỏ, phát triển chưa đều về ngành, địa phương; trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống quản lý chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất trong tiến trình hội nhập; khả năng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó từ phía doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế về nhận thức trong việc đột phá đổi mới về công nghệ, chưa tự tin khi phải đối đầu với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các yếu tố về kỹ thuật, trình độ quản lý, tiếp cận thông tin kỹ thuật và cập nhật công nghệ còn nhiều khó khăn trong việc vận dụng và đưa vào quy trình sản xuất. Để thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển đòi hỏi có nhiều giải pháp đồng bộ và sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền các cấp, trong đó có việc thực thi chính sách khuyến công. Hoạt động khuyến công đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển, tạo điều kiện giúp người lao động có công ăn việc làm, địa phương giảm dần tỉ lệ lao động nghèo, đảm bảo an sinh xã hội cho khu vực nông thôn, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Công ty Thực phẩm GC Food


Cuối năm 2015, một số Quy định về hoạt động Khuyến công đã được UBND tỉnh Đồng Nai ban hành nhằm từng bước tháo gửi những khó khăn, xây dựng hành lang pháp lý chặt chẻ, củng cố hoạt động khuyến công đạt hiệu quả như: Quy định về việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án; Quy định về việc tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; Quy định xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân, Thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương; Quy định giải thưởng cuộc thi sáng tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhằm định hướng rõ nét và tạo thuận lợi cho các hoạt động khuyến công trong giai đoạn tới. Bước sang năm 2016, triển khai Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020 nhằm đẩy mạnh thực thi chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP và rút kinh nghiệm từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khuyến công giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 841/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 về việc phê duyệt “Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020”. Đây là một Chương trình mang tính chiến lược quan trọng cho hoạt động khuyến công và là căn cứ để xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí khuyến công hàng năm.
Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020 có điều chình về đối tượng, phạm vi so với Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012-2015, đó là việc Thành phố Biên Hòa được công nhận đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh vào ngày 30/12/2015 theo Quyết định số 2488/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định số 45/2012/NĐ-CP các phường của thành phố Biên Hòa (trừ các phường chuyển lên từ xã không quá 5 năm) sẽ không thuộc phạm vi đối tượng khuyến công, theo đó cơ cấu công nghiệp nông thôn tỉnh Đồng Nai cũng sẽ giảm nhiều so với thời điểm năm 2015. Về địa bàn: ưu tiên cho các địa phương có công nghiệp chậm phát triển, vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Cụ thể là các huyện: Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất; các xã thuộc vùng khó khăn tỉnh Đồng Nai được ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ, các xã thuộc ba khu vực Vùng dân tộc và miền núi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được ban hành kèm theo Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tọc và các khu vực tái định cư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh nhiệm vụ khuyến công theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP, Chương trình còn thực hiện các nhiệm vụ khác theo chương trình, đề án chung của Tỉnh, đặc biệt là việc triển khai đề án phát triển cụm công nghiệp sau khi UBND tỉnh phê duyệt với mục tiêu đề ra đến năm 2020 hoàn thành đầu tư hạ tầng 10 cụm công nghiệp sẽ thu hút nhiều dự án đầu tư sản xuất công nghiệp ở khu vực nông thôn đòi hỏi công tác khuyến công phải nỗ lực nhiều hơn
Mục tiêu đề ra của Chương trình là tăng trưởng bình quân GTSXCNNT giai đoạn 2016-2020 từ 11 - 12%/năm, chiếm tỷ trọng 10,7% trong tổng giá trị GTSXCN toàn tỉnh; trên 700 lượt doanh nghiệp, cơ sở CNNT trên địa bàn Tỉnh được hỗ trợ từ Chương trình khuyến công; thông qua chương trình tạo việc làm cho 4.000 - 5.000 lao động nông thôn; kim ngạch xuất khẩu CNNT đến năm 2020 đạt trên 900 triệu USD, tăng trưởng bình quân đạt 9,7%/năm. 

Cơ sở may mặc Phú Khang huyện Thống Nhất


Các nội dung hoạt động khuyến công Chương trình hướng đến là: Hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng các mô hình trình diễn về  chế  biến nông – lâm nghiệp, chế  biến thực phẩm; sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất sản phẩm, phụ  tùng; lắp ráp và  sửa chữa máy móc, thiết bị, dụng cụ cơ khí, điện, điện tử, tin học; chế biến nguyên liệu, đặc biệt là qui mô nhỏ tại các vùng nguyên liệu phân tán để cung cấp cho các cơ sở công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp. Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất CN-TTCN, xử lý ô nhiễm môi trường. Tổ chức các khóa đào tạo nghề, truyền nghề theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động, tạo công ăn việc làm tập trung vào các ngành thu hút nhiều lao động trên địa bàn nông thôn, ngành nghề tiểu 

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news