Khuyến công
CHUYỂN ĐỔI SỐ, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu Việt Nam gia nhập nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).Theo đó, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Hình minh họa

Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra, rõ nét nhất là trong những ngành như tài chính, giao thông, thương mại, du lịch. Tuy nhiên, chuyển đổi số vẫn đang sôi động ở các doanh nghiệp lớn, chưa phát triển đến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trên lĩnh vực công nghiệp nông thôn, với xuất phát điểm thấp, chuyển đổi số đang là khái niệm xa xỉ đối với hầu hết cơ sở công nghiệp nông thôn (CSCNNT)trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Do đặc thù cách thức kinh doanh của đa phần CSCNNT có nhiều sản phẩm không cần phải đưa lên “online”, bản thân CSCNNT cũng không có đủ nguồn lực để chuyển đổi số, hay ngay cả khi CSCNNT muốn chuyển đổi số cũng không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Vậy liệu chuyển đổi số có cần thiết cho CSCNNT trong bối cảnh hiện nay hay không. Đây không chỉ là câu hỏi đặt ra cho chính CSCNNT mà còn là bài toán cần có lời giải đối với các cấp, các ngành trong việc khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tác động từ đại dịch Covid-19

Qua nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động của các CSCNNT trên địa bàn tỉnhtrong năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nhiều CSCNNT lao đao vì suy giảm doanh thu và gặp nhiều khó khăn, thậm chí trên bờ vực phá sản. Không có đầu ra, thị trường truyền thống bị thu hẹp lại do giãn cách, sự phụ thuộc vào các trung gian, đồng thời vẫn phải chịu chi phí duy trì hoạt động. Để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu trong thời gian này, UBND tỉnh  đã yêu cầu các địa phương, sở, ngành liên quan nắm bắt cụ thể khó khăn của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ.Tuy nhiên, do không có nguồn dữ liệu số về hoạt động sản xuất kinh doanh của CSCNNT nên việc thống kê đánh giá tác động của dịch Covid-19 để đề xuất, kiến nghị các chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm giúp CSCNNT ứng phó tốt hơn trước dịch bệnh gặp rất nhiều trở ngại.

Đề cập đến vấn đề chuyển đổi số, phần lớn chủ CSCNNT đều cho rằng với quy mô còn nhỏ lẻ, số lượng lao động không nhiều, quy trình sản xuất cũng không quá phức tạp, bộ máy cũng không cồng kềnh nên không cần đầu tư chuyển đổi số. Trên thực tế, đại dịch Covid-19 đã bộc lộ rõ nét sự hạn chế của phương thức kinh doanh truyền thống của hầu hết CSCNNT. Giãn cách xã hội để phòng chống Covid-19 đã khiến CSCNNT không thể thực hiện giao dịch với các khách hàngtheo cách thức truyền thống trước đó. Để tồn tại,nhiều CSCNNT đã phải thay đổi kế hoạch sản xuất và chấp nhận làm việc trên môi trường onlineđể giao tiếp nội bộ cũng như với khách hàng và đối tác, điều mà họ chưa từng nghĩ đến trước đây. Sự nhanh nhạy chuyển hướng sản xuất kinh doanh và tận dụng công nghệ số đã giúp nhiều CSCNNT vượt qua khó khăn, duy trì sự tồn tại và tìm được hướng phát triển mới. Tác động của đại dịch COVID-19 từ cuối năm 2019 đến nay đã cho thấy tầm quan trọng của chuyển đổi số đến công tác vận hành của CSCNNT.

Tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ số cũng như sức ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 sẽ khiến CSCNNT nhận thức được sâu sắc tầm quan trọng của chuyển đổi số. Nó giúp các CSCNNT tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn.Cơ hội cho các CSCNNT chuyển đổi số là rất lớn tuy nhiên trước đó cũng còn rất nhiều những thách thức cần vượt qua.

Cơ hội lớn để bứt phá

Hình minh họa

Chuyển đổi số có nghĩa là ứng dụng công nghệ để chuyển hóa cách thức kinh doanh hiện có. Hiểu nôm na là cách vận dụng công nghệ cùng với sự điều hành để thực hiện công việc kinh doanh khác đi, để kinh doanh hiệu quả hơn, nhanh hơn và chuyển hóa nó trong một khoảng thời gian ngắn hơn, sử dụng nhân lực ít hơn so với trước đó.

Các CSCNNT tuy nguồn lực có hạn chế nhưng lợi thế là quy mô nhỏ nên chuyển đổi số sẽ dễ dàng và ở trong phạm vi ảnh hưởng nhỏ hơn so với doanh nghiệp lớn. Chuyển đổi số sẽ giúp CSCNNTsố hóa các quy trình làm cơ sở phân tích, đánhgiá một cách khoa học để hợp lý hóa quy trình sản xuất, cắt giảm chi phí, tạo thuận lợi cho công việc và nâng cao năng suất làm việccủa người lao động. 

Việc giảm chi phí vận hành, duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa các quy trình và tương tác với khách hàng sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của CSCNNT thuận tiện, linh hoạt hơn đồng nghĩa với việc sẽ thu hút được sự quan tâm của khách hàng và mang về lợi nhuận cao hơn, tăng doanh thu cho CSCNNT.

Thách thức không hề nhỏ

Chuyển đổi số trong sự lan toả của cách mạng công nghiệp 4.0 không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu để CSCNNTkhông bị tụt lại phía sau. Nhưng những thói quen cũ như ngại thay đổi, thiếu sáng tạo, “nước đến chân mới nhảy”,… đã và đang là trở ngại rất lớn cho quá trình chuyển đổi số của CSCNNT.

Khả năng sản xuất của đa phần CSCNNT còn hạn chế, mức độ tự động hóa còn chưa cao, nếu có áp dụng chuyển đổi số sẽ phải đầu tư nâng cấp trình độ công nghệ trong khi đầu tư về công nghệ là một khoản đầu tư không hề nhỏ, bao gồm cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, các giải pháp kỹ thuật. Nguồn lực tài chính hạn chế là thách thức vô cùng lớn, nó làm chậm quá trình ra quyết định và buộc các chủ CSCNNT phải đắn đo, thậm chí từ bỏ ý định đầu tư./.

Hỗ trợ CSCNNT chuyển đổi số

Trong thời đại kỷ nguyên số, quá trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp là xu thế toàn cầu, mang lại nhiều lợi ích song hành cùng những thách thức. Nếu như tận dụng được những thế mạnh của các công cụ công nghệ hỗ trợ, chuyển đổi số sẽ mang lại khá nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. 

Để đồng hành cùng các CSCNNT trong việc thực hiện chuyển đổi số, hỗ trợ CSCNNT phát triển một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong thời gian tới Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp tỉnh Đồng Nai dự kiến sẽ triển khai một số hoạt động như:

+ Tuyên truyền, cung cấp thông tin về các lợi ích của việc chuyển đổi số;

+ Thu thập và kết nối thông tin về các CSCNNT có nhu cầu chuyển đổi số với doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuyển đổi số;

+ Tìm kiếm một số doanh nghiệp đã thực hiện chuyển đổi số thành công để giới thiệu, nhân rộng;

+Đề xuất hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công cho các CSCNNT thực hiện chuyển đổi số./.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news