Tại huyện Trảng Bom, nơi được xem là thủ phủ của tỉnh Đồng Nai vớinghề sản xuất các sản phẩm gỗ mỹ nghệ dùng trang trí nội thất phục vụ thị trường xuất khẩu đã và đang bị ảnh hưởng rất nhiều từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Nhiều cơ sở phải lựa chọn giải quyết khó khăn trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bằng các phương án như: ngưng việc tuyển dụng mới, cắt giảm thời gian làm việc và giờ làm thêm, hoạt động cầm chừng; chuyển hướng kinh doanh mặt hàng khác. Cá biệt có một số cơ sở phải ngưng sản xuất.
Công ty TNHH MTV Tuấn Tuấn Mai (xã Quảng Tiến)
Là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi của “làng nghề” gỗ mỹ nghệ huyện Trảng Bom chuyên sản xuất tàu, thuyền buồm mô hìnhxuất khẩu, Công ty TNHH MTV Tuấn Tuấn Mai (xã Quảng Tiến) là doanh nghiệp đầu mối chuyên thu gom sản phẩm của các cơ sở trong “làng nghề” để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Dịch bệnh Covid-19diễn ra thời gian qua đã đẩy công ty vào hoàn cảnh ngày càng khó khăn. Ông Lê Văn Tuấn – Giám đốc công ty chia sẽ:“Giá nguyên vật liệu tăng trung bình khoảng 30%, nhân công cao, chi phí vận chuyển hàng bằng đường biển cũng tăng gấp 3 lần so với trước trong khi giá bán giữ nguyên. Nếu như năm 2019, doanh nghiệp chỉ phải trả 2.600USD cho một container hàng đi các nước thì nay con số này tăng lên 9.000 đến 10.000USD cho mỗi container”. Gắn bó với nghề làm tàu, thuyền mô hình xuất khẩu 30 năm nay, thế nhưng hai năm qua. dịch bệnh Covid-19 đã gần như làm xáo trộn hoàn toàn hoạt động sản xuất của công ty. Sản phẩm của công ty làm ra 100% là để xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, Pháp, Úc, nên khi các nước này bùng phát dịch bệnh, thì gần như hàng không xuất đi được. Hàng tồn, vốn không xoay được khiến công ty rất chật vật để duy trì hoạt động. Lại thêm thời điểm hiện tại, một số tỉnh, thành trong nước dịch bệnh đang tái bùng phát khiến việc vận chuyển và xuất hàng càng thêm khó khăn. Hơn 200 tàu, thuyền buồm mô hình đang nằm kho mà chưa thể xuất đi được. Do đặc thù của ngành gỗ mỹ nghệ không phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên áp lực khó khăn từ dịch bệnh cũng nhẹ hơn các ngành sản xuất khác. Vấn đề thách thức lớn nhất đối với công ty lúc này chính là nguồn vốn để duy trì hoạt động.Hiện tại công ty TNHH MTV Tuấn Tuấn Mai đang phải gồng mình để giải quyết việc làm thường xuyên cho 15 lao động tại công ty và hàng chục lao động khác tại địa phương bằng hình thức gia công vớichi phí lương bình quân cho mỗi lao động làm việc tại công ty từ 5 đến 8 triệu đồng/người/tháng. Theo ông Lê Văn Tuấn – Giám đốc công ty, nguồn vốn huy động từ người thân, bạn bè tạm thời vẫn đảm bảo cho công ty duy trì hoạt động sản xuất đến hết quý 4 năm 2021 nhưng nếu tình trạng khó khăn còn kéo dài, việc duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động chắn chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Cơ sở gỗ mỹ nghệ Thành Nhân (xã Bình Minh)
Cùng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gỗ mỹ nghệ nhưng cơ sở gỗ mỹ nghệ Thành Nhân (xã Bình Minh) chuyên sản xuất dòng sản phẩm mô hình như: xe xích lô, ô tô, xe tăng, máy bay hành khách, trực thăng, đến mô hình các vũ khí, vật dụng trang trí... lại ảnh hưởng không nhiều bởi dịch Covid-19. Ông Nguyễn Thành Nhân, chủ cơ sở gỗ mỹ nghệ Thành Nhân cho biết, nhờ mối liên hệ chặt chẽ với các khách hàng truyền thống tại thị trường Mỹ, cơ sở đã có đủ đơn hàng để sản xuất từ nay đến cuối năm. Ông Nhân nói thêm: “Đơn hàng không thiếu nhưng vấn đề là có đủ lực lượng lao động để làm hàng hay không mới là chuyện phải nói. Lao động tại chỗ bây giờ thích đi làm ở các khu công nghiệp hơn. Vì vậy, tôi phải tuyển mộ lao động từ các tỉnh khác về đào tạo, đồng thời lo chỗ ăn ở để họ yên tâm làm việc với mình”.
So với ngành gỗ mỹ nghệ, ngành may mặc thời trang là một trong những ngành gặp khó khăn lớn do ảnh hưởng dịch Covid-19.Nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho ngành may công cộng chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid –19. Tại xưởng may Công ty TNHH MTV Dệt May Đức Lâm ở ấp Láng Lớn, xã Xuân Mỹ, huyện Cẩm Mỹ, các công nhânvẫn đang tất bật để kịp hoàn thành các đơn hàng quần áo thời gian kịp giao cho khách hàng. Trong bối cảnh ảnh hưởng chung của dịch bệnh Covid– 19, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đức Lâm đã thu hẹp đáng kể. Hiện tại công ty chỉ còn 35 lao động (giảm gần 50% so với năm 2019) với mức lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Ông Lâm Hữu Đức – Giám đốc công ty chia sẻ: “Dịch bệnh hai năm nay diễn biến khá phức tạp, nguồn nguyên liệu nhập từ Trung Quốc bị đóng băng làm cho nguồn nguyên liệu đầu vào bị thiếu hụt nghiêm trọng, dẫn đến sản lượng cung cấp thị trường các siêu thị bị giảm đáng kể. Năm 2020 sản lượng công ty chỉ đạt 12.000 sản phẩm xuất vào các siêu thị, giảm khoảng 40% so với năm 2019”. Cũng theo ông Đức, bên cạnh những tác động tiêu cực, dịch Covid-19 cũng mang lại cơ hội rất tốt cho ngành thời trang khi người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm từ trực tiếp sang trực tuyến do lo ngại dịch bệnh và thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Chính Phủ. Đứng trước cơ hội này, công ty quyết định nhận các đơn hàng nhỏ quần áo thời trang cung cấp cho các doanh nghiệpbán hàng trực tuyến trong nước để duy trì hoạt động sản xuất và ổn định công ăn việc làm cho lao động chính của công ty. Ông Đức cho biết thêm: “Làm đơn hàng nhỏ vất vả hơn nhiều so với đơn hàng lớn và không đạt được doanh thu như trước dịch Covid-19 nhưng dù sao cũng giúp doanh nghiệp trụ được qua mùa dịch”.
Công ty TNHH Trang Nguyễn ViNa ở phường Xuân Trung, thành phố Long Khánh
Trong lĩnh vực gia công sản xuất túi da, ví da xuất khẩu, Công ty TNHH Trang Nguyễn ViNa ở phường Xuân Trung, thành phố Long Khánhlà doanh nghiệp địa phương có quy mô sản xuất tương đối lớn trên địa bàn hiện vẫn hoạt động ổn định trong bối cảnh làn sóng dịch Covid-19 thứ tư vẫn đang diễn biến phức tạp.Công ty chuyên gia công các loại ví, balo, túi xách cho các Công ty có thương hiệu như: TNHH JS ViNa, Công ty TNHH Hanuline, Công ty Kane, Công ty Parise ...Năm 2020, công ty cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19do đơn đặt hàng từ các đối tác truyền thống bị giảm. Để vượt qua khó khăn trong thời dịch bệnh, công ty quyết địnhký kết những đơn hàng nhỏ ví da thời trang xuất trực tiếp qua thị trường Nhật, một thị trường vốn rất nổi tiếng là khó tính để đa dạng hóa đầu ra cho công ty. Công ty đã đầu tư nâng cấp đáng kể về mặt kỹ thuật và con người để có thể làm hài lòng những khách hàng người Nhật khó tính, đồng thời thực hiện tốt biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của ngành y tế để đảm bảo nhịp độ sản xuất. Nhờ đó,hoạt động sản xuất của công ty vẫn ổn định và doanh thu đạt hơn 26 tỷ đồng trong năm 2020, tạo việc làm cho 120 lao động, trong đó 80 lao động thường xuyên với thu nhập lương bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.
Từ việc phải đối phó những khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid 19,một số cơ sở công nghiệp nông thôn như Trang Nguyễn ViNa, Đức Lâm, Thành Nhân, Tuấn Tuấn Mai...đã không trông chờ vào một phép màu nào đó để xoay chuyển tình thếmà đã lựa chọn giải pháp tập trung vào việc tồn tại qua ngày và củng cố sức mạnh tự thân để vượt qua đại dịch, đồng thời biếttận dụng thời cơ khi thị trường nước ngoài dần phục hồi trở lại khi dịch bệnh covid-19 cơ bản được kiểm soát. Điều này đã phần nào giảm bớt những khó khăn cho các cơ sở sản xuất sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, qua đó giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động./.