Khuyến công
CƠ SỞ SẢN XUẤT TƠ TẰM NGUYỄN VĂN HUÂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT TIÊU BIỂU NƠI VÙNG SÂU VÙNG XA

Nằm ở phía Bắc tỉnh Đồng Nai, giáp các huyện Đạ HuoaiĐạ TẻhCát Tiên của tỉnh Lâm Đồng, huyện Tân Phú có những điều kiện thích hợp về thổ nhưỡng, khí hậu để phát triển nghề nuôi tằm, ươm tơ. Theo đánh giá của một số người có thâm niên trong nghề, chất lượng và năng suất kén tằm nuôi ở Đồng Nai không thua gì Bảo Lộc, vùng đất nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm.

Trong các nguyên liệu của ngành công nghiệp dệt, tơ tằm là loại sợi quý, có giá trị cao vì có những ưu điểm đặc biệt mà các loại tơ sợi khác không thể sánh được như: nhẹ, dai bền, hút được ẩm và cách nhiệt. Ngoài việc dùng tơ tằm để dệt ra các mặt hàng có giá trị sử dụng và kinh tế cao như: các loại lụa, gấm vóc, the, nhung... nó còn được dùng trong các ngành quốc phòng và y học... như dệt lụa cách điện, lót bao lớp máy bay, bọc dây của các máy phát điện, dệt vải dù, áo chống độc, bao đựng thuốc nổ, làm chỉ khâu khi phẫu thuật y khoa...

Khoảng 3 năm trở lại đây hoạt động sản xuất tơ tằm ở huyện Tân Phú đã có nhiều khởi sắc do có nguồn nguyên liệu ổn định, mô hình sản xuất mang tính công nghiệp hơn với sự hỗ trợ đắc lực của máy móc thiết bị tự động thay cho phương pháp thủ công truyền thống. Trên địa bàn huyện Tân Phú hiện có 02 cơ sở sản xuất tơ tằm đang hoạt động khá hiệu quả, góp phần giải quyết đầu ra cho các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm, tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động tại địa phương. Trong đó, cơ sở sản xuất tơ tằm Nguyễn Văn Huân ở ấp Phú Thắng, xã Phú Trunglà một mô hình sản xuất có quy mô và hiệu quả, có nhiều đóng góp cho kinh tế địa phương, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo một cách thiết thực. Năm 2008 cơ sở này từng được UBND tỉnh Đồng Nai tặng bằng khen là cơ sở sản xuất kinh doanh dâu tằm có công trong việc xóa đói giảm nghèo.

Ông Nguyễn Văn Huân, chủ cơ sở sản xuất tơ tằm ấp Phú Thắng, xã Phú Trung cho rằng, hiện nay nhu cầu về tơ tằm trên thị trường còn nhiều nhưng nguồn cung còn thấpchính là cơ hội tốt cho ngành sản xuất tơ tằm trên địa bàn huyện.Hiện tại, cơ sở của ông Nguyễn Văn Huân mỗi tháng sản xuất hơn 18 tấn kén, sản lượng bình quân đạt 2,6 tấn tơ, doanh thu khoảng 2,3 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho khoảng 40 lao động tại địa phương với thu nhập bình quân khoảng 5 triệu đồng/người/tháng.Hoạt động từ năm 2001, nhưng chỉ khoảng vài năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh của cơ sở mới đi vào ổn định. Để có được kết quả như ngày hôm nay, cơ sở đã phải trải qua không ít khó khăn, cản trở, có lúc không tìm được thị trường đầu ra do chi phí sản xuất cao, có lúc nguồn nguyên liệu thiếu do nhiều người dân bỏ nghề trồng dâu, phân tán đi các tỉnh khác tìm việc làm....tưởng chừng như cơ sở không duy trì được hoạt động. Khó khăn là thế nhưng ông Nguyễn Văn Huân vẫn tiếp tục mở rộng đầu tư giống, một phần vật tư, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông dân trồng dâu nuôi tằm. Vì theo ông: “Thị trường thế giới hiện vẫn thiếu đến 40% nhu cầu về lụa tơ tằm. Việt Nam lại có nhiều lợi thế cạnh tranh trong ngành nàyvì đây là nghề làm hoàn toàn bằng thủ công. Trong khi đó, lao động Việt Nam rất rẻ, lại giàu kinh nghiệm trong nghề trồng dâu nuôi tằm”.

Là chủ hộ kinh doanh sản xuất tại một vùng sâu vùng xa của huyện miền núi, hành trang khởi nghiệp của ông chỉ với số vốn ban đầu tích góp nhiều năm của gia đình, kinh nghiệm kinh doanh, kiến thức quản lý hạn chế. Ấy vậy mà nhờ quyết tâm, ý chí và quan trọng hơn hết là nghĩ đến sự khó khăn của nhiều người dân địa phương, ông Nguyễn văn Huân đã giữ nghề làm tơ gắn với mình đến nay.Khi được hỏi về thời gian tới những hoạch định gì để phát triển kinh doanh, ông Huân bộc bạch: “Tôi chỉ mong sao mọi việc được thuận buồm xuôi gió, nguyên liệu sản xuất ổn định, giá cả phù hợp để chúng tôi duy trì công việc sản xuất, tích góp để nâng cấp, đầu tư hệ thống máy móc hiện đại để sản phẩm làm ra đạt chất lượng tốt, nâng giá trị sản phẩm cũng như uy tín đối với khách hàng”.

Hiện tại, sản phẩm tơ tằm của huyện Tân Phú chủ yếu được tiêu dùng trong nội địa do chất lượng kén, tơ chưa ổn định.Tiêu chuẩn chất lượng còn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tiêu thụ. Nhà xưởng, thiết bị và công nghệ sản xuất chưa được quan tâm đầu tư đổi mới. Để giữ vững và phát triển tốt thị trường tơ tằm, ngoài việc tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, các cơ sở cần tích lũy đầu tư hướng đến sản xuất sợi tinh thay vì chỉ sản xuất sợi thô như hiện nay. Được như vậy giá trị kinh tế mang lại sẽ gấp nhiều lần so với hiện nay, đặc biệt khi có sản phẩm tinh thì việc xây dựng và phát triển thương hiệu sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Trong thời gian tới, cùng với sự quan tâm giúp đỡ từ phía chính quyền địa phương huyện Tân Phú, các chính sách khuyến công do ngành công thương Đồng Nai triển khai sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất tơ tằm trên địa bàn huyện Tân Phú phát triển theo hướng công nghiệp,bền vững./.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news