Khuyến công
DOANH NGHIỆP ĐỒNG NAI CHÚ TRỌNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, hiện đã có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu mà trước tiên là đăng ký sở hữu đối với thương hiệu của mình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp, cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về thương hiệu dẫn đến thiếu chiến lược, thiếu sự đầu tư chuyên sâu cũng như thiếu tính chuyên nghiệp trong công tác quảng bá sản phẩm nói chung và xây dựng uy tín thương hiệu nói riêng. Thời gian qua, có nhiều sản phẩm của doanh nghiệp, cơ sở chưa có thương hiệu nên chịu nhiều thua thiệt ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Nhận thức được vấn đề này có nhiều cơ sở, doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư và thành công trong quá trình xúc tiến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm riêng của mình.

Sản phẩm Bánh Trưng – Cơ Sở Trần Gia

Thiệt thòi khi doanh nghiệp (cơ sở) lơ là trong việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu :

Cơ sở bánh chưng Trần Gia (Tp. Biên Hòa) hàng năm xuất khẩu hàng chục tấn bánh chưng sang các nước châu Âu và Mỹ, ông Trần Thanh Toàn tâm sự: “Tôi làm nghề truyền thống nên mấy mươi năm qua, gia đình chỉ chú trọng xây dựng thương hiệu bằng uy tín chất lượng mà chưa quan tâm nhiều đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm. Sau này thấy nạn làm hàng giả, hàng nhái tràn lan và quá chuyên  nghiệp, cơ sở mới quyết định đăng ký sở hữu trí tuệ để bảo hộ cho tên tuổi của cơ sở mình”. Đến thời điểm này, bánh chưng thương hiệu Trần Gia của gia đình anh Trần Thanh Toàn đã phủ khắp các siêu thị lớn như Big C, Metro, Co-op mart, Vinatexmart…  với số lượng cung ứng những ngày tết gần 100 tấn/ngày, còn dịp bình thường, xưởng cung cấp gần 40 tấnbánh/tháng. Không chỉ bán trong nước, từ cuối tháng 12 năm rồi, gần 40 tấn bánh chưng, bánh tét của nhà anh Thanh Toàn đang trên tàu sang Châu Âu và Mỹ, góp phần tô điểm ngày Tết truyền thống của người Việt xa xứ. Khẳng định tầm quan trọng của sản phẩm hàng hóa có thương hiệu, ông Trương Văn Trai, Trưởng phòng Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh cho rằng: các doanh nghiệp nước ngoài thường hoàn tất việc đăng ký sở hữu trí tuệ về nhãn hàng, kiểu dáng công nghiệp... trước khi đưa sản phẩm xuất hiện trên thị trường. Nhiều thương hiệu của Việt Nam thì theo quy trình ngược lại, sản phẩm có mặt trên thị trường nhiều năm, tạo dựng được uy tín mới nghĩ đến việc đi đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Thực tế đã xảy ra trường hợp mất thương hiệu do đơn vị khác nhanh chân đăng ký trước. Như cơ sở sản xuất kẹo Yến Nhung (Tp. Biên Hòa) có sản phẩm kẹo "Yến Nhung" đã nhiều năm xuất khẩu số lượng lớn sang thị Trung Quốc. Nhưng hiện nay, cơ sở chỉ có thể xuất khẩu qua thị trường này bằng đường tiểu ngạch vì thương hiệu Yến Nhung đã bị người Trung Quốc đăng ký. Qua tìm hiểu, người đăng ký thương hiệu này chỉ để đó chứ chưa hề có hoạt động sản xuất. Tuy đã có bài học đắt giá từ Trung Quốc, nhưng chủ cơ sở sản xuất này vẫn chưa dám nghĩ đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình ở các thị trường nước ngoài vì không đủ khả năng.  Một thực tế để thấy rằng sự thiệt thòi lớn cho cơ sở, doanh nghiệp nếu không đăng ký bảo hộ sản phẩm như:  có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (cơ sở) sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao như giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ bằng chất liệu gỗ, mây tre đan được người tiêu dùng yêu thích, được xuất khẩu ra nước ngoài nhưng vẫn phải mang tên của những Công ty khác, từ đó làm ảnh hưởng đến thu nhập và tên tuổi doanh nghiệp (cơ sở) của tỉnh nhà. Như  Sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ các loại ô tô, mô tô, tàu biển, máy bay, xe lửa, xe bọc thép, xe tăng, tranh ghép gỗ, hộp đựng nữ trang, khay đựng trái cây mang hình thù các con vật như ngựa, gà, các loại trái cây…đến những chiếc đồng hồ hình mỏ neo, bánh lái…của các cơ sở gỗ mỹ nghệ xã Trà Cổ, Bình Minh của huyện Trảng Bom được những người thợ có đôi bàn tay khéo léo, thiết kế ra những sản phẩm tinh xảo, có tính độc đáo cao. Thế nhưng vì không đăng ký bảo hộ sản phẩm nên khi cơ sở, doanh nghiệp được  một số Công ty lớn ở thành phố Hồ Chí Minh đặt, đem về dán nhãn hiệu của Công ty và đem đi trưng bày trang trọng tại các Hội chợ  triển lãm, showroom … hoặc các sản phẩm được xuất khẩu qua các nước Châu Âu, Nhật, Mỹ... với giá rất cao.  

Thương hiệu khẳng định sự thành công cho doanh nghiệp:

Công ty TNHH Thế giới dinh dưỡng với tên giao dịch quốc tế là Nutriworld Company, trụ sợ đặt tại ấp Xuân Thiện, Xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Lĩnh vực kinh doanh là chế biến nông sản, thực phẩm, trái cây (sản phẩm chính là nấm mèo đen – mộc nhĩ). Anh Nguyễn Tấn Phú – Giám đốc công ty  cho biết: Sản phẩm nấm mèo của công ty Nutriword muốn tồn tại và phát triển mạnh trên thị trường thì công ty cần phải xây dựng thương hiệu mạnh cho sản phẩm nấm mèo Nutriworld. Công ty đã mạnh dạn  đầu tư xây dựng toàn bộ quy trình sản xuất nấm mèo với công nghệ khép kín, từ khâu chọn lựa và nhân meo giống, sản xuất bịch phôi trồng nấm, trang tại nuôi trồng, xưởng gia công và đóng gói thành phẩm … tất cả đều được thực hiện trong môi trường hoàn toàn tự nhiện và không sử dụng hoá chất. Đây là điều kiện tiên quyết để làm nên thương hiệu cho sản phẩm. Công ty đã đăng ký và đã được các cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận bản quyền thương hiệu cho Nutriworld, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm nấm mèo của công ty. Nhờ có thương hiệu nên hàng năm sản lượng nấm xuất khẩu của Nutriworld đạt 90% tổng lượng nấm do công ty sản xuất, còn lại 10% lượng nấm được bán ra thị trường nội địa. Năm 2013, Nutriworld có doanh thu từ sản phẩm nấm mèo đạt trên 650 tỷ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho 60 lao động với thu nhập hơn ba triệu đồng, có thể nói là mức thu nhập khá tốt ở vùng nông thôn. Thị trường của Nutriworld hiện nay đã ổn định, chủ yếu là các nước ở Châu Âu như: Pháp, Đức; ở Châu Á là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…

 

Sản phẩm Nấm mèo - Công ty TNHH Nutriworld

+ Nhờ có thương hiệu trứng gà sạch Thanh Đức được đăng ký với nhãn hiệu riêng, từ khâu bao bì cho đến các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, chứng nhận nguồn gốc mà Trại gà Thanh Đức (huyện Xuân Lộc) đã tạo được niềm tin cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Từ viêc bắt đầu trại gà năm 1996 với 20 con đến nay Ông chủ trại gà Lâm Thanh Đức đã gầy dựng cơ ngơi bề thế hàng chục tỷ đồng, có hệ thống 38 điểm phân phối trứng gà sạch ở Đồng Nai và các tỉnh, thành phố lân cận, đảm bảo tiêu thụ nhanh chóng cho 63.000 quả trứng sạch mỗi ngày, 100.000 quả/tháng xuất sang thị trường Nhật Bản…

+ Thương hiệu D&F: Thành lập năm 2008 với phương châm “an toàn, tiện lợi – dinh dưỡng, nhà máy chế biến thực phẩm Đồng Nai (D&F) đã nghiên cứu, đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại tung ra thị trường hơn 30 mặt hàng chế biến gồm các sản phẩm truyền thống như: giò lụa, giò thủ, nem, lạp xưởng ... và các sản phẩm hiện đại theo công nghệ châu Âu như: xúc xích, các sản phẩm xông khói,....bên cạnh việc  nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình thực phẩm chế biến, D&F cũng luôn quan tâm đến việc bảo hộ tài sản trí tuệ của mình, xây dựng và củng cố hệ thống nhận diện để góp phần xây dựng D&F trở thành thương hiệu mạnh. Theo Ông Nguyễn Tuấn Phương, Giám đốc Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai (D&F), cho biết D&F đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận lôgô của nhà máy và bảo hộ nhiều sản phẩm khác của mình đã tạo cho D&F luôn đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước sản phẩm của D&F. Sản phẩm chủ lực là thịt heo, thịt gà tươi sống, sản phẩm chế biến từ thịt heo, gà hiện đang có mặt ở hầu hết các siêu thị lớn ở TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai như: Big C, Co.op Mart, Metro, Lotte Mart; 3 cửa hàng bán lẻ tại TP. Biên Hòa… với mức doanh thu từ 10 - 12 tỷ đồng/tháng. Từ năm 2009 đến nay D&F có 6 năm liền được Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) bình chọn đạt nhãn hiệu HVNCLC. Với định hướng phát triển đến năm 2015, Tỉnh Đồng Nai cơ bản hoàn thành mục tiêu một tỉnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc phát triển thương hiệu sản phẩm là vấn đề cấp thiết được các ngành chức năng quan tâm triển khai quyết liệt. Hy vọng sự phối hợp, đồng hành giữa các ngành chức năng và doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu cả trong và ngoài nước để những thương hiệu của tỉnh nhà nói riêng, của Việt Nam có thêm cơ hội trên thương trường quốc tế./.

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news