Bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cũng là thời cơ để tái cơ cấu sản xuất kinh doanh.Sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 giúp mang lại nhiều phương thức kinh doanh mới dựa trên nền tảng phát triển trực tuyến, như: công nghệ tự động hóa trong sản xuất và kiểm soát chất lượng; thương mại điện tử… Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp (DN)vận dụng để gia tăng năng suất và kiểm soát chất lượng mà còn có thể kết hợp với nhau để đổi mới các hoạt động của mình. Nhiều DN nhỏ đã biết tận dụng việc đổi mới công nghệ và tối ưu hóa quy trình sản xuất để nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng khâu tiêu thụ sản phẩm nên hoạt động khá hiệu quả.Bên cạnh thời cơ mới, các DNvẫn đang đứng trước những yêu cầu và thách thức trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh để tận dụng và nắm bắt các cơ hội phát triển trong trạng thái bình thường mới.
Sở Công Thương tổ chức đoàn thẩm định ứng dụng máy móc công nghệ tiên tiến tại công ty TNHH CoCo Việt Nam
Thực tế cho thấy, muốn tồn tại và phát triển lâu dài, việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng sức cạnh tranh trên thị trường là yếu tố then chốt của DN.Tuy nhiên, đối với các DN Việt Nam nói chung, DN Đồng Nai nói riêng hầu hết có quy mô vừa và nhỏ nhưng lại là lực lượng nòng cốt để thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT). Do nguồn lực còn hạn chế nên hoạt động đổi mới, ứng dụngcông nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩmtại các DN này vẫn chưa thực sự được đầu tư xứng đáng. Để đẩy mạnh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá của các DN, ngoài sự nỗ lực của DN cũng cần có sự hà hơi tiếp sức từ phía Nhà nước để giúp các DN đẩy mạnh đổi mới công nghệ hiện có nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh dưới tác động của cuộc CMCN 4.0.
Hoạt động hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến
Thực hiện Nghị định số 45/2012/NĐ-CPngày 21/5/2012 của Chính phủ về Khuyến công, trong những năm qua, hoạt động khuyến công được Bộ Công Thương, UBND các tỉnh, thành triển khai hiệu quả đã đóng góp quan trọng vào phát triển CNNT và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, Chương trình Khuyến công giai đoạn 2021 - 2025 với định hướng chú trọng phát triển CNNT theo chiều sâu, giúp nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm CNNT trong thời gian tới.
Thẩm định ứng dụng máy móc công nghệ tiên tiến tại Công ty TNHH
Anh Nghĩa ANCL
Trong các số hoạt động khuyến công triển khai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua, hoạt động hỗ trợ ứng dụng ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là nội dung trọng tâm được Sở Công Thương chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp triển khai thực hiện. Kinh phí thực hiện nội dung này chiếm từ 30% tổng kinh phí khuyến công địa phương hàng năm.Máy móc tiên tiến được hỗ trợ đều được đầu tư mới 100%, ứng dụng vào các khâu sản xuất nhằm nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ cơ sở sản xuất đang sử dụng hoặc tạo ra sản phẩm mới. Việc hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực cho cơ sở CNNT trên địa bàn, giải quyết khó khăn, trở ngại về mặt công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho cơ sở CNNT. Máy móc tiến tiến lựa chọn hỗ trợ theo các đề án khuyến công đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của ngày 21/5/2012 của Chính phủ về Khuyến công (được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 20/2017/TT-BCT ngày 29/9/2017 của Bộ Công Thương). Số lượng cơ sở CNNT đảm bảo điều kiện được hỗ trợ bình quân 6-7 cơ sở/ năm. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả đề án khuyến công hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, thúc đẩy phát triển CNNT theo chiều sâu, giúp nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, trong thời gian tới cần có những giải pháp phù hợp, đồng bộ trong triển khai thực hiện từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã.
Năm 2021, làn sóng dịch bệnh lần thứ tư tác động theo hướng tiêu cực đến các ngành sản xuất công nghiệp khiến hoạt động đầu tư của cơ s ở CNNT cũng bị ảnh hưởng theo. Số cơ sở CNNT đủ điều kiện được hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến từ kinh phí khuyến công là 05 cơ sở. Trong số đó có duy nhất Hộ kinh doanh Toàn Dương, huyện Thống Nhất được phê duyệt đề án, còn lại là DNNVV (Công ty TNHH Tam Hiệp Thành - huyện Vĩnh Cửu; Công ty TNHH Anh Nghĩa ANCL, Công ty TNHH Thực phẩm Coco Việt Nam - huyện Trảng Bom; Công ty TNHH Tương Lai – huyện Long Thành), được chuyển sang năm 2022. Tổng kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ gần 1,5 tỷ đồng.
Bà Bùi Thị Mai Hiên, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Coco Việt Nam chia sẻ, được hỗ trợ từ kinh phí khuyến công đã giúp doanh nghiệp có thêm động lực để đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Qua làm việc với Đoàn thẩm định Đề án ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến do Sở Công Thương tổ chức, doanh nghiệp biết rõ hơn về các điều kiện pháp lý cần có để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động theo quy định pháp luật. Đây cũng là cơ hội để soát xét lại thủ tục pháp lý trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tương tự, bà Bùi Thị Thùy Dương, chủ Hộ kinh doanh Toàn Dương chia sẻ, nếu không có được sự hỗ trợ từ khuyến công, cơ sở dù có muốn đổi mới máy móc, thiết bị thì cũng chỉ đầu tư chấp vá do nguồn lực tài chính hạn hẹp. Cũng nhờ tham gia chương trình khuyến công, cơ sở được tư vấn, hướng dẫn để thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết, đảm bảo cho cơ sở hoạt động đúng theo quy định của pháp luật.
Để nâng cao hiệu quả hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong năm 2022 và những năm tiếp theo của giai đoạn 2021-2025, cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án khuyến công. Vf hơn hết chính là sự chủ động tích cực của cơ sở CNNT, đối tượng thụ hưởng từ đề án.
Những giải pháp cần thực hiện
Một là, rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về khuyến côngphù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn. Theo đó, cần tiến hành rà soát đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khuyến công liên quan đến hoạt động hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến để tham mưu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở CNNTtiếp cận, thụ hưởng chính sách khuyến công.
Hai là, xây dựng cơ sở dữ liệu về máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến cần khuyến khích đổi mới, ứng dụng trong từng giai đoạn để cơ sở CNNT xem xét, lựa chọn nhằm tránh rủi ro tụt hậu quá xa so với mặt bằng công nghệ hiện nay trên địa bàn; giới thiệu một số nhà cung cấp có uy tín để có giá tốt và đảm bảo chế độ hậu mãi sau bán hàng.
Ba là, phát triển CNNT một cách bền vững, thân thiện với môi trường. Theo đó, các huyện, thành phố cần xác định lĩnh vực ngành ưu tiên phát triển để tập trung hỗ trợ nhằm phát huy lợi thế ngành, địa phương, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Cơ sở CNNT lựa chọn là đơn vị thụ hưởng từ đề án khuyến công phải có pháp lý đầy đủ về đất đại, môi trường, phòng cháy chữa cháy liên quan đến địa điểm sản xuất, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bốn là, tăng cường hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến đối với các DN chuyển đổi từ Hộ kinh doanh. Theo đó, các cấp, các ngành cần tạo điều kiện khuyến khích, trợ giúpHộ kinh doanhchuyển đổi thành DN vừa và nhỏ. Đồng thời, tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp DN chuyển đổi từ hộ kinh doanh tiếp cận chính sách hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất kinh doanh.
Năm là, tăng cường hỗ trợ liên kết, hợp tác với các DN có tiềm lực. Đây là điều kiện thuận lợi nhằm giúp cơ sở CNNT có được kiến thức và kinh nghiệm tốt nhất trong việc ứng dụng, đổi mới công nghệ mới tại đơn vị mình. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa cơ sở CNNT cần chuẩn bị tốt về yếu tố nhân lực để có thểtiếp thu kiến thức và kinh nghiệm từ các DN có tiềm lực./.