Khuyến công
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN VÀ LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2021-2025

Ngày 05/11/2020 UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Kế hoạch số 13406/KH-UBND về việc hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025. Theo đó mục đích là phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng, nâng cao năng suất chất lượng, khả năng cạnh tranh, trong đó chú trọng phát triển ngành nghề với các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh; giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân; Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển làng nghề, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

 

Sản phẩm gỗ mỹ nghệ cơ sở Thành Nhân (ảnh minh họa)

Để thực hiện Kế hoạch trên thì một trong những nhiệm vụ mà UBND tỉnh giao Sở Công Thương thực hiện đó là lồng ghép nguồn kinh phí khuyến công hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề và ngành nghề nông thôn. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng, tập trung trong Chương trình Khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025 mà Sở Công Thương đang trình UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch Khuyến công tỉnh Đồng Nai hàng năm.

Một số nhiệm vụ, giải pháp khuyến công giai đoạn 2021-2025 nhằm phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025 đó là:

-  Nâng cao năng lực quản lý, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp; hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp nông  thôn: Tổ  chức  05 đoàn tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm trong nước; đào tạo khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp cho 1.500 học viên; hỗ trợ 02 cơ sở CNNT xây dựng và đăng ký nhãn hiệu đối với các sản phẩm CNNT.


  Hỗ  trợ  xây  dựng  mô  hình  trình  diễn  kỹ  thuật;  ứng  dụng  máy  móc  thiết bị tiên  tiến,  tiến  bộ  khoa  học  kỹ  thuật  vào  sản xuất công nghiệp nông thôn: Hỗ  trợ  xây dựng 02 mô hình trình diễn kỹ thuật; hỗ  trợ 47 cơ sở CNNT ứng dụng máy móc thiết bị  tiên tiến.

Nghề điêu khắc đá Bửu Long

- Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Tổ chức 05 lần bình chọn và cấp giấy chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh; tham gia 02 lần bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực do Cục Công Thương địa phương tổ chức; Tổ chức 05 lần xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương (cấp tỉnh); 01 lần xét chọn cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân Ưu tú (cấp Bộ); Tham gia 15 lần hội chợ, triển lãm trong nước; Hỗ trợ 42 gian hàng cho các cơ sở CNNT tham gia hội chợ, triển lãm trong nước; Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, dụng cụ quản lý cho 01 phòng trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp; hỗ trợ phòng trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại 05 cơ sở CNNT.

- Hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường: Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết 04 cụm công nghiệp; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại 01 cụm công nghiệp; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại 02 cơ sở CNNT; hỗ trợ lãi suất vốn vay cho 02 cơ sở CNNT gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp.

- Tư vấn trợ giúp cơ sở công nghiệp nông thônvề marketing -quản lý sản xuất-tài chính-kế toán, ứng dụng công nghệ: Hỗ trợ 25 cơ  sở  CNNT thuê tư vấn.

- Cung cấp thông tin tuyên truyền: Duy trì, cập nhật hàng năm website Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp; Thực  hiện  120  chuyên  đề khuyến công trên Đài Phát thanh Truyền hình Đồng Nai; xuất bản 8.000 cuốn Bản tin khuyến công; thực hiện hợp đồng Cục Thống kê cung cấp số liệu công nghiệp nông thôn 04 quý/năm; Thiết kế in ấn 5.000 cuốn brochure sản phẩm CNNT tiêu biểu tỉnh Đồng Nai; Tổ chức 20 hội thảo phổ biến công nghệ, kỹ thuật mới trong sản xuất CNNT.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên cần có các giải pháp: (1) Bám sát Chương trình khuyến công địa phương giai đoạn 2021-2025 và chỉ đạo của Sở Công Thương Đồng Nai trong việc xây dựng kế hoạch khuyến công hàng năm gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn; đổi mới trong tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công về nội dung, phương thức, nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khuyến công; (2) Rà soát, đề xuất Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh ban hành mới, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực khuyến công phù hợp quy định của Trung ương và tình hình thực tế của tỉnh Đồng Nai; (3) Triển khai cơ chế chính sách về khuyến công theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm tiêu biểu, chủ lực phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương; (4) Tăng cường đi cơ sở để khảo sát, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động khuyến công, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và đạt hiệu quả, sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục tiêu, yêu cầu của cũng như các quy định khác về hoạt động khuyến công; (5)Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên khuyến công; nâng cao hiệu quả trong công tác xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công trên địa bàn tỉnh; (6) Tiếp tục triển khai chương trình phối hợp giữa Sở Công Thương với Tỉnh Đoàn, Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân, Hiệp hội ngành nghề… về triển khai hoạt động khuyến công; (7) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Nhà nước về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền; trong đó chú trọng tuyên truyền trực tiếp đến cơ sở công nghiệp nông thôn thông qua đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công ở cấp huyện, xã.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news