Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với đô thị hóa một diện tích đáng kể đất nông nghiệp đã và sẽ được chuyển thành đất xây dựng nhà ở, khu công nghiệp. Từ đó, sẽ thúc đẩy gia tăng số lượng những người lao động phi nông nghiệp. Đào tạo nghề cho nhóm đối tượng này là một vấn đề cấp thiết. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề là một trong những chức năng hoạt động của Trung tâm Khuyến công Đồng Nai. Hoạt động này gắn liền với quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Mục tiêu và đối tượng đào tạo nghề của Trung tâm cũng gắn liền với mục tiêu và đối tượng của đề án 1956. Đối tượng được đào tạo là các cán bộ, công chức xã; Lao động vùng nông thôn thuộc ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống: nghề chế tác đá, gỗ mỹ nghệ, gốm mỹ nghệ, may tre đan, dệt thổ cẩm, cơ khí, may công nghiệp… Trong đó ưu tiên dạy nghề cho người dân tộc thiểu số. Mục tiêu của việc đào tạo là nâng cao trình độ, chất lượng từ đó tăng thu nhập của người lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế công nghiệp nông thôn.
Bình quân hàng năm Trung tâm đã đào tạo nghề cho khoảng 850 lao động nông thôn và đào tạo 200 cán bộ, công chức xã về nghiệp vụ khuyến công.
Cụ thể từng giai đoạn: Giai đoạn 2009 – 2010 có 1.545 lao động được đào tạo và đào tạo bồi dưỡng cho 457 cán bộ, công chức xã.
Giai đoạn 2011-2014 Trung tâm khuyến công đã phối hợp với trường Đại học công nghệ thực phẩm Hồ Chí Minh, các cơ sở CNNT tổ chức đào tạo nghề cho 3.593 lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và đào tạo, bồi dưỡng cho 916 cán bộ, công chức xã.
Triển khai công tác hỗ trợ đào tạo nghề từ nguồn kinh phí khuyến công 2015. Trung tâm Khuyến công Đồng Nai xây dựng kế hoạch hỗ trợ đào tạo 875 lao động cho các cơ sở doanh nghiệp công nghiệp nông thôn.
Dự kiến giai đoạn 2016 – 2020, Trung tâm Khuyến công sẽ phối hợp chặt chẽ với các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hoà tổ chức hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho 5.800 lao động thuộc các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đào tạo bồi dưỡng cho 1.901 cán bộ, công chức xã về nghiệp vụ công tác khuyến công.
Một bộ phận lao động nông thôn sau khi học nghề đã có việc làm mới ở các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Bộ phận khác đã thành lập doanh nghiệp, tổ hợp tác xã, giải quyết việc làm cho bản thân và các lao động khác. Số người thoát nghèo, số người có thu nhập khá tăng, có nhiều hộ làm giàu thu nhập đến hàng trăm triệu đồng/năm. Bước đầu đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn, góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn một số khó khăn. Việc tiếp thu kiến thức và thực hiện các thao tác thực hành còn chậm. Lực lượng cán bộ làm công tác khuyến công cấp huyện, xã chưa đủ mạnh; Nhiều đơn vị cán bộ trẻ, mới vào nghề chưa cập nhật hết công tác khuyến công nên việc triển khai thực hiện đến các đơn vị nông thôn chưa được nhiều, ảnh hưởng đến việc triển khai công tác khuyến công trên địa bàn.
Nguyên nhân do đặc thù một số ngành nghề sử dụng lao động nhàn rỗi nên lao động đào tạo có nhiều độ tuổi khác nhau và trình độ lao động nông thôn thấp. Cán bộ khuyến công cấp huyện, xã kiêm nhiệm và thường xuyên thay đổi. Một số đề án khi triển khai có sự điều chỉnh thay đổi thành phần tham gia và địa điểm thực hiện. Chưa có tài liệu dạy nghề riêng theo yêu cầu của cơ sở CNNT.
Đề xuất giải pháp thực hiện trong trong việc đào tạo nghề:
< >Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trên nhiều phương diện thông tin truyền thông của Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công, đặc biệt là hỗ trợ đào tạo nghề cho cơ sở công nghiệp nông thôn.
< >UBND các địa phương căn cứ hướng dẫn của Trung tâm Khuyến công về xây dựng kế hoạch khuyến công hàng năm xây dựng kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.Huy động các nghệ nhân, thợ giỏi, cán bộ kỹ thuật, người lao động có tay nghề cao tại cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.Thường xuyên mở các lớp đào tạo cán bộ khuyến công ở các địa phương. Nhằm tạo nguồn cán bộ khuyến công ở cơ sở kịp thời nắm bắt nhu cầu cần hỗ trợ của các doanh nghiệp trên địa bàn.Làm tốt công tác khảo sát, thống kê nhu cầu đào tạo nghề của cơ sở công nghiệp nông thôn.Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện đề án khuyến công và đào tạo nghề hàng năm, giữa kỳ, cuối kỳ.Cải tiến các thủ tục hành chánh liên quan đến khuyến công.