Khuyến công
MÔ HÌNH LIÊN KẾT NHÓM DOANH NGHIỆP NHỎ, SIÊU NHỎ

Nghề làm hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ tại huyện Trảng Bom đã có trên 25 năm,chủ yếu tập trung ở xã Bình Minh,  một số cơ sở phân tán rải rác ở các xã lân cận như Quảng Tiến, Hố Nai 3,Giang Điền, Bắc Sơn, Sông Trầu.Vào thập niên 90, trên địa bàn huyện có khoảng 100 hộ lớn nhỏ chuyên sản xuất hàng gỗ thủ công mỹ nghệ đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi ở địa phương và các vùng lân cận. Nhưng do phát triển tự phát nên dẫn đến sản phẩm làm ra khó khăn về thị trường tiêu thụ, nhiều cơ sở đã không còn khả năng tiếp tục duy trì phải chuyển sang làm nghề khác nên số cơ sở làm gỗ mỹ nghệ đã giảm đáng kể. Hiện trên địa bàn huyện chỉ còn trên dưới 40 hộ làm nghề. Sản phẩm rất đa dạng gồm có: thuyền buồm, đồng hồ, máy bay, ô tô, mô tô, xích lô, đàn thùng, tượng gỗ... được làm từ nguồn nguyên liệu thừa của ngành gỗ gia dụng.Các cơ sở trên địa bàn huyện đều có qui mô nhỏ lẻ, chủ yếu làm hàng cho các thương lái, doanh nghiệp ở TP.HCM. Dưới tác độngcủa phát triển đô thị và áp lực của kinh tế thị trường đã khiến cho việc duy trì sản xuất và kinh doanh cơ sở gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyệnvốn khó khăn lại càng khó khănhơn.Chính quyền địa phương cũng đã tạo điều kiện để phát triển nghề gỗ mỹ nghệ như thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác,vận động thành lập hội nghề nghiệp để các cơ sở liên kết chặt chẽ với nhau nhằm từng bước xây dựng thương hiệu của làng nghề, nghề truyền thống huyện Trang Bom. Tuy nhiên, mọi nỗ lực vẫn chưa đạt được như kỳ vọng vì tính tư hữu, tiểu chủ của các cơ sở vẫn còn khá phổ biến.

Tuy vậy,ông cha ta có nói “Một bó đũa nếu tách rời từng chiếc thì dễ bẻ gãy, nhưng nếu kết hợp với nhau thành một bó thì vô cùng rắn chắc”. Sự phát triển của khoa học công nghệ và sự cạnh quyết liệt từ các sản phẩm công nghiệp đã có những tác động làm thay đổi nếp nghĩ của các chủ cơ sở. Lớp người trẻ đã tự trang bị kiến thức cho bản thân mình và dần thoát ra khỏi quan niệm hẹp hòi trong sản xuất kinh doanh của lớp người đi trước. Mặc dù chưa đủ điều kiện để được công nhận làng nghề nhưng việc hình thành cụm nghề gỗ mỹ nghệ tại xã Bình Minh theo đề án  “Phát triển nghềgỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Trảng Bom giai đoạn 2008-2013” được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 07 tháng 01 năm 2009đã thu hút sự quan tâm của các cơ sở thể hiện qua kết quả 9 tháng năm 2017 thu hút di dời vào cụm với 14 cơ sở đăng ký nhận đất, tỷlệ lắp đầy đạt100% diện tích đất công nghiệp trong cụm.

Trong tình hình kinh tế khó khăn chi tiêu được thắt chặt, một chính sách giá hợp lý đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là giải pháp ưu tiên để tạo ra lợi thế cạnh tranh tốt nhất đối với các cơ sở nhỏ lẻ. Và từ đây việc cơ khí hóa một số công đoạnđể tăng năng suất, giảm chi phí nhân công, tiết kiệm nguyên liệu là lựa chọn tất yếu đối với các cơ sở gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Trảng Bom.

Đối với dòng sản phẩm thuyền buồm trước đây khâu tạo phôi từ các tấm gỗ mỏng được thực hiện thủ công nên độ chính xác không cao, phải tốn công chỉnh sửa nhiều lần, năng suất thấp, tiêu hao nguyên liệu nhiều. Vốn có học qua kỹ thuật, năm 2014 anh Phạm Quang Trưởng – chủ cơ sở gỗ mỹ nghệ Hoài Thu ở xã Quảng Tiến quyết định đầu tư máy cắt khắc gỗ CNC cơ khí trở thành cơ sở đầu tiên trên địa bàn huyện ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất thủ công mỹ nghệ. Từ kinh nghiệm của cơ sở Hoài Thu, năm 2016 công ty TNHH MTV TuấnTuấnMai cũng ở xã Quảng Tiến quyết định lựa chọn đầu tư máy cắt khắc laser để tạo phôi có độ chi tiết cao hơn máy cơ khí.

Trước đây mỗi cơ sở thuyền buồm đều tự làm gần như hoàn chỉnh sản phẩm với số lượng 5-7 sản phẩm/tháng/hộ loại kích thước trung bình, 20-25 sản phẩm/tháng/hộ đối với sản phẩm kích thước nhỏ. Do toàn bộ sản phẩm được làm thủ công nên độ tinh xảo không cao, sản phẩm không đồng nhất, đối với những khách hàng khó tính thì khả năng bị trả hàng là khó tránh khỏi. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến thất bại của Hợp tác xã TTCN Bình Minh trước đây vì không kiểm soát được chất lượng sản phẩm.

Hiện tại với máy cắt khắc tự động điều khiển bằng vi tính tại hai cơ sở Hoài Thu, công ty TNHH MTV TuấnTuấnMai có thể tạo phôi cho 20-25 hộ liên kết gia công với chất lượng phôi đảm bảo trong thời gian nhanh nhất (giảm thời gian tạo phôi xuống chỉ bằng 1/5 so với trước đây). Mối liên kết tự nhiên này được nhiều hộ làm thuyền buồm trên địa bàn xã Quảng Tiến và các xã lân cận hoan nghênh ủng hộ vì vừa tối ưu hóa chi phí đầu tư, vừa tận dụng được lợi thế của nhau, có thể đáp ứng được các đơn hàng xuất khẩu số lượng lớn, tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương, từ đó các hộ an tâm gắn bó với nghề.

Phạm Quang Trưởng – chủ cơ sở gỗ mỹ nghệ Hoài Thu chia sẽ với Ban biên tập bản tin Khuyến công: “Dân mình cũng ngộ lắm, cứ trăm nghe không bằng một thấy. Lúc trước kêu gọi liên kết hợp tác ai cũng bàn ra, chính quyền cũng vận động dữ lắm mà cũng không thành lập được câu lạc bộ gỗ mỹ nghệ. Giờ thì mọi người hiểu ra rồi, không liên kết, không dựa vào nhau thì tồn tại đã khó chứ nói gì đếnphát triển. Bản thân tôi cũng thấy tự tin hơn, nếu có đơn hàng lớn tôi cũng sẽ sẵn sàng nhận, không lo gì thiếu người làm như trước đây”. Còn công ty MTV Tuấn Tuấn Mai thì đang ấp ủ giấc mơ trở thành doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm thuyền buồm mỹ nghệ. Với những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được các ngành, các cấp triển khai, kỳ vọng về một thương hiệu quốc tế về sản phẩm gỗ mỹ nghệ của huyện Trảng Bom là trong tầm tay và sẽ sớm trở thành hiện thực trong một tương lai không xa./.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news