Khuyến công
Một số định hướng phát triển ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Long Thành.

Huyện Long Thành có 14 đơn vị hành chính trực thuộc. Diện tích tự nhiên 43.079 ha, dân số năm 2020 là 252.780 người, mật độ dân số 587 người/km2. Huyện Long Thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trung tâm kinh tế của tỉnh Đồng Nai và gần các trung tâm thành phố lớn, có lợi thế về giao thông, tiềm năng lao động, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và có nhiều công trình trọng điểm đang triển khai thực hiện như: dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, dự án khu đô thị và khu công nghiệp công nghệ cao Amata, Khu công nghiệp Phước Bình… tạo lợi thế thu hút các nguồn lực đầu tư, tăng trưởng kinh tế, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ tạo tiền đề, tạo bước phát triển mới. Đây sẽ là những thuận lợi cơ bản để phát triển nền kinh tế của huyện toàn diện trong những năm tới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao dân trí, thực hiện các chính sách xã hội.

Trong năm 2021, với sự tập trung chỉ đạo điều hành của lãnh đạo huyện và sự nỗ lực của các cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển ổn định, cơ bản đạt được các chỉ tiêu so với Nghị quyết đề ra.

 

 

Công ty TNHH Tương Lai - Huyện Long Thành

Kết quả đạt được trong năm 2021 đối với lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:

+ Hiện có 05 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.662,77 ha gồm: (KCN Gò Dầu 184 ha, KCN Long Thành 488 ha, KCN Lộc An – Bình Sơn 497,77 ha, KCN Long Đức 283 ha và KCN An Phước 210 ha) đi vào hoạt động; có 03 cụm công nghiệp được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt quy hoạch chi tiết vời tổng diện tích là 200,95ha gồm: Cụm CN-TTCN Tam An (50,95ha), Cụm CN-TTCN Long Phước 1 (điều chỉnh giảm diện tích còn 75ha), Cụm CN Phước Bình (75ha). Hiện các chủ đầu tư đang phối hợp với các sở, ngành của tỉnh và huyện để hoàn thành các hồ sơ,thủ tục triển khai thực hiện dự án.

+ Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp - xây dựng thực hiện năm 2021 trên địa bàn huyện ước đạt 132.583,342 tỷ đồng (theo giá cố định năm 2010), so với kế hoạch đạt 99,79%; so với cùng kỳ tăng 23,4%. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp (bao gồm quốc doanh, ngoài quốc doanh, đầu tư nước ngoài) 122.607,911 tỷ đồng, so với kế hoạch đạt 100,72%; so với cùng kỳ tăng 18,5%; giá trị xây dựng 9.975,431 tỷ đồng, so với kế hoạch đạt 89,68%; so với cùng kỳ tăng 150,86%;

+ Tình hình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện trong năm 2021 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid -19 nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2020 do sự nỗ lực của các doanh nghiệp khi vừa duy trì sản xuất, vừa tham gia phòng, chống dịch bệnh, bên cạnh đó sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về phòng, chống dịch Covid-19 và thực hiện phương châm vừa chống dịch vừa ổn định phát triển sản xuất nên huyện Long Thành từng bước khôi phục hoạt động kinh tế, hoạt động sản xuất công nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực;

+ Trong năm 2021 trên địa bàn huyện thu hút đầu tư (FDI) ngoài Khu Công nghiệp (KCN) được 02 dự án với tổng vốn 29,5 tỉ đồng; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong KCN được 06 dự án với tổng vốn 78,940 triệu USD; thành lập mới 276 doanh nghiệp và 111 đơn vị trực thuộc với tổng vốn 2.010 tỷ đồng; tính đến tháng 12/2021 giải thể là 102 doanh nghiệp, tạm ngưng 80 doanh nghiệp và bỏ địa chỉ kinh doanh 166 doanh nghiệp.

 Một số định hướng phát triển ngành nghề công nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Long Thành năm 2022

- Tiếp tục thực hiện công tác hỗ trợ khuyến công đến các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện như: Nâng cao năng lực quản lý cho cơ sở CNNT;  Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thông qua tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Tổ chức xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương trên địa bàn huyện. Hỗ trợ tổ chức hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và đầu tư các phòng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm và các hoạt động xúc tiến thương mại khác; Cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công, thông tin thị trường, phổ biến kinh nghiệm, mô hình sản xuất kinh doanh điển hình, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình khuyến công địa phương giai đoạn 2021-2025 và chỉ đạo của Sở Công Thương Đồng Nai, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong việc xây dựng kế hoạch khuyến công hàng năm gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.

- Hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm tiêu biểu phù hợp với tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, tạo nhiều việc làm cho người lao động, tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm; các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn trong chuỗi giá trị từng ngành công nghiệp, khai thác triệt để những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm khôi phục, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh để duy trì và thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, chú trọng các giải pháp sản xuất kinh doanh phù hợp trong điều kiện thích ứng an toàn với diễn biến của dịch Covid-19./.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news