Khuyến công
Tập trung tháo gở khó khăn phát triển các cụm cộng nghiệp

* Nhiều chính sách ưu đãi ...

Mục tiêu của Đồng Nai là quy hoạch các CCN dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó tập trung phát triển hạ tầng CCN kết hợp với chuyển dịch cơ cấu ngành, có cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng đối với các CCN để thu hút các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất các sản phẩm thuộc nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn, chủ lực và công nghiệp hỗ trợ. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ ngoài hàng rào CCN sẽ tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích và thu hút đầu tư vào CCN. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng CCN, các chủ đầu tư CCN, các doanh nghiệp nhỏ và vừa được vay vốn ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo tiến độ của dự án. Việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính như: Cấp giấy chứng nhận đầu tư, các thủ tục liên quan đến đất đai, xây dựng và môi trường… cũng được coi là giải pháp quan trọng đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng CCN.

Trước tình hình thực tế đó, Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 189/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 về một số chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020, nhằm tạo mặt bằng thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp thuộc diện di dời khỏi các khu đô thị các khu dân cư tập trung, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

Theo đó, tỉnh sẽ ưu tiên hỗ trợ vốn từ ngân sách cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các CCN thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và công nghiệp chậm phát triển. Tùy điều kiện cụ thể, các huyện, thị xã và thành phố Biên Hòa chủ động dành một phần ngân sách của địa phương để đầu tư xây dựng công trình hạ tầng ngoài hàng rào CCN.

Riêng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khi thực hiện dự án di dời vào CCN sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí tháo dỡ, bốc xếp, vận chuyển di dời, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng là 30 ngàn/m2, tính theo diện tích thuê lại của chủ đầu tư hạ tầng CCN, nhưng không quá 300 triệu đồng đối với doanh nghiệp vừa, không quá 150 triệu đồng đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 60 triệu đồng đối với hộ kinh doanh. Song song đó, mỗi địa phương cấp huyện được quỹ phát triển tỉnh ứng vốn giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch cho 1 cụm công nghiệp. Riêng chủ đầu tư CCN được ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN bao gồm các hạng mục san lấp mặt bằng, đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp thoát nước với mức 20 tỷ đồng/CCN, đối với CCN diện tích nhỏ hơn 30 ha sẽ là 15 tỷ đồng. Dự kiến, tổng kinh phí ngân sách thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển CCN trong giai đoạn 2016-2020 trên 448 tỷ đồng.

Ngoài ra, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách đầu tư, ưu đãi đầu tư đang được thực hiện trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu rà soát, điều chỉnh và đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

*Thu hút đầu tư cụm công nghiệp còn nhiều khó khăn

Là một trong số những CCN thu hút hiệu quả các nhà đầu tư, CCN Phú Thạnh- xã Vĩnh Thanh huyện Nhơn Trạch hiện đã lắp đầy với tỷ lệ 100% doanh nghiệp đầu tư trong đó có 9 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, 6 doanh nghiệp đang xây dựng, 12 doanh nghiệp đang lập thủ tục đầu…..giải quyết việc làm cho hơn 3.000 lao động. Đạt được kết quả này là nhờ những chính sách thu hút đầu tư hiệu quả của địa phương nói riêng, của tỉnh nói chung.

Tuy nhiên hiện vẫn còn một số khó khăn tồn tại tại CCN Phú Thạnh, đó chính là hệ thống đường 25C vẫn chưa được đấu nối vào CCN, ngoài ra, hệ thống xử lý nước thải tại CCN vẫn chưa được xây dựng, gây khó khăn cho việc  thoát nước thải của các doanh nghiệp đang hoạt động.

Theo quy hoạch của dự án, hệ thống thoát nước thải và nước mưa của CCN sau khi xử lý sẽ đấu nối chung hệ thống thoát nước tuyến đường 25C. Tuy nhiên, đường 25C đoạn ngang qua CCN đến thời điểm này vẫn chưa được đầu tư. Do vậy, hệ thống thoát nước cụm CCN chưa thể đấu nối với hệ thống thoát nước đường 25C dẫn đến khu vực bị ngập úng cục bộ khi trời mưa.

Ông Đoàn Minh Nghĩa -PGĐ Trung Tâm Dịch vụ Đầu tư Nhơn Trạch cho biết: “Hiện CCN đã có 9 doanh nghiệp đi vào hoạt động với khối lượng nước thải 500 m3 một ngày đêm, tuy nhiên lượng nước thải ra lại chưa có trạm xử lý mà lại chảy tràn lan như thế này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh. Nếu địa phương không giải quyết kịp thời vấn đề này, khi 31 doanh nghiệp tại CCN đi vào hoạt động thì vấn đề ô nhiễm môi trường là sẽ khó tránh khỏi”.

Quá trình hình thành và phát triển các CCN của Đồng Nai bên cạnh những nỗ lực nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư cũng còn có những khó khăn cả chủ quan lẫn khách quan khiến công tác phát triển các CCN còn chậm như:

Thủ tục đầu tư hạ tầng các CCN còn khó khăn, phức tạp và kéo dài, nhất là thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng cho CCN nên các chủ đầu tư không thể triển khai đầu tư hạ tầng CCN. Một số CCN gặp khó khăn về thu hút vốn đầu tư hạ tầng các CCN do chi phí đầu tư hạ tầng lớn, suất đầu tư cao (tương đương hoặc lớn hơn so với khu công nghiệp), trong khi diện tích tối đa CCN chỉ là 75 ha nên hiệu quả đầu tư thấp, không hấp dẫn các chủ đầu tư hạ tầng CCN. Một số CCN đã tồn tại các doanh nghiệp đang hoạt động từ trước khi quy hoạch CCN, do đó khó thu hút các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN. Năng lực của các chủ đầu tư còn hạn chế nên việc triển khai đầu tư hạ tầng chậm, xúc tiến mời gọi doanh nghiệp thứ cấp vào sản xuất, kinh doanh còn khó khăn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong CCN đa phần là doanh nghiệp nhỏ và vừa, gặp khó khăn về nguồn vốn, nếu thuê đất trong các CCN đã làm xong hạ tầng thì giá cao gần bằng khu công nghiệp nên nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đành phải chọn giải pháp mua đất bên ngoài xây dựng nhà xưởng để sản xuất do số tiền bỏ ra mua đất làm nhà xưởng chỉ bằng một nửa so với vào CCN. Những yếu tố này đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai đầu tư hạ tầng và thu hút đầu tư vào CCN.

Sản xuất giày tại Công ty TNHH Giày Tuấn Việt nằm trong CCN Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch.

 

Trên thực tế, vấn đề Đồng Nai đang gặp phải trong thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng CCN không phải trường hợp cá biệt. Tại cuộc họp với các sở, ban, ngành và các địa phương PCT.UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh đã nhấn mạnh: “Các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư các CCN để kịp thời hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư. Để thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào các CCN, cần ưu tiên khuyến khích các nhà đầu tư hạ tầng CCN nên đầu tư xây dựng nhà xưởng cho các các doanh nghiệp thứ cấp thuê. Bên cạnh đó, các địa phương cần tập trung rà soát nhu cầu thực sự các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn để tránh tình trạng đầu tư hạ tầng CCN rồi không có nhà đầu tư thứ cấp./.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news