Tin Tức
Chương trình khuyến công địa phương qua 2,5 năm triển khai thực hiện

Giai đoạn 2021-2022 dưới những tác động bất lợi do dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến không thể tham gia các đề án khuyến công theo kế hoạch dự kiến ban đầu. 


Hội nghị trực tuyến toàn toàn quốc về công tác khuyến công( thời điểm đại địch Covid năm 2021)


 Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trong năm 2021 đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở CNNT, do phải chấp hành nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương về công tác phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt là những tác động bất lợi từ việc thực hiện giản cách xã hội. 
Từ tháng quý II/2022 trở đi, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh dần phục hồi nhưng tình hình kinh tế - xã hội của địa phương nói chung vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh trên thế giới, những bất ổn về chính trị, xung đột Nga - Ukraine đã khiến cho các mặt hàng xăng dầu liên tục tăng giá kéo theo nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khan hiếm, giá cả lại tăng cao, chuỗi cung ứng hàng hóa vẫn bị đứt đoạn… khiến tình hình sản xuất, kinh doanh của một bộ phận cơ sở CNNT vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.  
Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, tính đến 30/6/2023 số cơ sở CNNT trên địa bàn là 9.413 cơ sở, giảm 381 cơ sở so với cùng kỳ năm 2020. Giá trị sản xuất, xuất khẩu và tăng trưởng bình quân đều đạt so với mục tiêu chương trình 2021-2025 đề ra. 
Tổng giá trị sản xuất CNNT năm 2022 đạt 73.396 tỷ đồng, ước năm 2023 đạt 73.000 tỷ đồng, bằng 99,5 so với năm 2022; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2023 là 3,4%, thấp hơn mục tiêu chương trình (chương trình là 5-5,4%/năm), chiếm tỷ trọng 8,9% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (chương trình là 8-8,5%). Giá trị xuất khẩu đạt 902.389.000USD (chương trình là 900.000.000USD), tăng trưởng bình quân đạt 9,7%(chương trình là 5,2-6%).
Triển khai chương trình khuyến công trên giai đoạn 2021-2025


Sản xuất mít sấy tại xưởng của DNTN Hùng Phát – TP Long Khánh


Sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định số 558/QĐ-UBND ngày 08/02/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình khuyến công giai đoạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 – 2025, thực hiện chỉ đạo của Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp (Trung tâm) tổ chức quán triệt đến toàn thể viên chức của Trung tâm, đồng thời phối hợp phòng kinh tê/kinh tế và hạ tầng các địa phương tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ làm công tác khuyến công ở cấp xã và cơ sở CNNT để tổ chức triển khai thực hiện.
Căn cứ Chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025 (Chương trình), hàng năm trên cơ sở đăng ký của UBND các huyện, thành phố Trung tâm tổng hợp xây dựng Kế hoạch khuyến công tỉnh Đồng Nai trình Sở Công Thương tổ chức lấy ý kiến các sở, ngành trình UBND tỉnh phê duyệt. Kế hoạch khuyến công tỉnh Đồng Nai là cơ sở thẩm định, phê duyệt, triển khai các đề án, nhiệm vụ khuyến công của năm kế hoạch.
Trung tâm cũng đã tham mưu Sở Công Thương trình UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý kinh phí khuyến công và quy định mức chi cụ thể cho các hoạt động khuyến công tỉnh Đồng Nai (Quyết định số 22/2023/QĐ-UBND ngày 19/5/2023) để làm căn cứ thực hiện.
Kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2023
Tổng kinh phí khuyến công hỗ trợ thực hiện đề án, nhiệm vụ khuyến công giai đoạn 2021-2023 theo Chương trình là 23.308.200.000 đồng, thực tế giải ngân kinh phí là 13.216.387.314 đồng, đạt 56,7%%, giảm 10.225.812.686 đồng.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu đề án, nhiệm vụ khuyến công theo Chương trình giai đoạn 2021-2023 gồm: Tổ chức 02 đoàn đi khảo sát, học tập kinh nghiệm trong nước; Hỗ trợ đào tạo khởi sự doanh nghiệp, các chuyên đề quản  lý khác cho 484 học viên; Hỗ trợ 19 cơ sở CNNT ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp; Tổ chức 03 lần bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh; Tham gia 02 lần Bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia (năm 2021 và năm 2023); Tổ chức 03 lần Xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương tỉnh Đồng Nai; Tham gia 01 lần Xét tặng danh hiệu nghệ nhân Ưu tú (cấp Bộ); Tham gia 06 hội chợ triển lãm trong nước; Duy trì, cập nhật hàng năm thông tin trang Website Trung tâm; Xây dựng và phát sóng 72 chuyên đề khuyến công phát sóng trên đài phát thanh truyền hình Đồng Nai; Xuất bản 4.800 cuốn Bản tin Khuyến công, 3.000 cuốn brochure sản phẩm CNNT tiêu biểu; Tổ chức 12 hội thảo phổ biến công nghệ, kỹ thuật mới; Triển khai mạng lưới cộng tác viên khuyến công với số lượng 65 người; Thành lập, duy trì phòng trưng bày sản phẩm của Trung tâm.
Bên cạnh kết quả đạt được, một số nội dung không thể triển khai trong giai đoạn 2021-2023 do thiếu cơ sở pháp lý và đối thượng thụ hưởng, cụ thể gồm: Hỗ trợ cơ sở CNNT xây dựng và đăng ký nhãn hiệu; Hỗ trợ cơ sở CNNT đầu tư phòng trưng bày sản phẩm; Hỗ trợ cơ sở CNNT thuê tư vấn; Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp; Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại  cơ sở CNNT; Hỗ trợ lãi suất vốn vay cho cơ sở CNNT gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp; Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ khuyến công; Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến (khuyến công quốc gia)./.
Nhiệm vu giải pháp thực hiện Chương trình trong các năm còn lại
Tiếp tục tham mưu Sở Công Thương trình UBND tỉnh ban hành quy định quy trình xây dựng,  phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án, nhiệm vụ khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phù hợp với quy định của Trung ương và thực tế địa phương.
Trên cơ sở đánh giá kết quả 2,5 năm thực hiện Chương trình, báo cáo Sở Công Thương trình UBND tỉnh xem xét sửa đổi bổ sung Quyết định số 558/QĐ-UBND phù hợp với tình hình thực tế và khả năng thực hiện.


Nghề làm trầm hương trên địa bàn huyện Tân Phú


Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện đề án, nhiệm vụ khuyến công đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và đạt hiệu quả; kinh phí hỗ trợ sử dụng đúng mục đích, yêu cầu của đề án, nhiệm vụ khuyến công cũng như các quy định khác về hoạt động khuyến công.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách khuyến công, phối hợp với các phòng kinh tế/kinh tế và hạ tầng rà soát, thẩm tra điều kiện thụ hưởng chính sách khuyến công của cơ sở CNNT để hướng dẫn và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành đề án, nhiệm vụ đúng tiến độ và đạt hiệu quả.
Sử dụng hiệu quả nguồn lực cộng tác viên khuyến công để nắm bắt diễn biến tình hình sản xuất CNNT và nhu cầu hỗ trợ khuyến công của cơ sở CNNT trong các tháng còn lại của năm; đồng thời phát huy vai trò của Tổ trưởng/cộng tác viên trong việc tham mưu, đề xuất triển khai đề án, nhiệm vụ khuyến công phù hợp với thực tiễn của từng địa phương.  
Theo dõi, báo cáo Sở Công Thương kịp thời đôn đốc, nhắc nhở UBND các huyện, thành phố sớm hoàn thành các đề án, nhiệm vụ khuyến công triển khai trên địa bàn và đảm bảo tiến độ, chất lượng báo cáo đăng ký kế hoạch khuyến công năm 2024-2025 đúng quy định./.

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news