Khuyến công
Đẩy mạnh chuyển đổi mô hình doanh nghiệp
Hiện Công ty TNHH MTV Tuấn Tuấn Mai có đơn hàng trực tiếp từ khách hàng Châu Âu, hàng năm xuất khẩu trên . Lao động của Công ty khoảng 25 người cùng với 10 cơ sở vệ tinh từ 2.000 sản phẩm tàu, thuyền mô hình bằn chất liệu gỗcủa Công ty chủ yếu là Tp. Hồ Chí Minh và xuất khẩu sang các nước Mỹ, Nhật, Úc... Trong năm 2015, sản lượng của doanh nghiệp đạt trên 1.500 sản phẩm, chủ yếu là thuyền buồm mô hình bằng gỗ, doanh thu khoảng 3 tỷ đồng. Dự kiến năm 2016, sản lượng đạt trên 2.000 sản phẩm, doanh thu khoảng 4,5 tỷ đồng. Theo kế hoạch sản xuất năm 2017, cơ sở cần phải tăng công suất và đa dạng hóa sản phẩm (mô hình tàu du lịch)
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP
Nghị quyết 10 Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa  XII) về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã nêu rõ quan điểm: “Kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Phát huy phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh tự nguyện liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác hoặc hoạt động theo mô hình doanh nghiệp”.
Năm 2017 tổng số cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trên địa tỉnh Đồng Nai là 9.306 cơ sở, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã chỉ chiếm 9,8% tổng số cơ sở CNNT nhưng giá trị sản xuất (GTSX) chiếm 72,6% GTSXCNNT, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2017 là 7,5%. Trong khi đó số lượng hộ kinh doanh chiếm 90,2% tổng số cơ sở CNNT nhưng GTSX chỉ chiếm 27,4%, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2017 là 0,85%. Sự chênh lệch nhiều giữa hai nhóm loại hình kinh doanh dẫn đến tăng trưởng GTSXCNNT bình quân giai đoạn 2016-2017 chỉ đạt 5,53%. Để CNNT tăng trưởng khá cần có sự chuyển biến tích cực về tăng trưởng của nhóm hộ kinh doanh về qui mô hoạt động lẫn năng lực sản xuất kinh doanh.
Thực hiện Nghị quyết 10 Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa  XII), tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp được cụ thể hoá thông qua các chương trình
Huyện Trảng Bom có nhiều lợi thế về tự nhiên lẫn xã hội, có đủ điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng với nhiều thành phần. Với sự thuận tiện về giao thông, liên lạc, có quốc lộ 1A chạy qua nên Trảng Bom có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp từng bước hiện đại. Huyện Trảng Bom có thế mạnh về sản xuất các sản phẩm gổ mỹ nghệ dùng trang trí nội thất tập trung nhiều ở xã Bình Minh và xã Quảng Tiến. Nguồn nguyên liệu sản xuất tận dụng nguyên liệu thừa của ngành chế biến gỗ trên địa bàn huyện Trảng Bom và thành phố Biên Hòa. Sản phẩm đa dạng và có thể sản xuất hàng loạt đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng của thị trường nội địa và xuất khẩu, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương.
Công ty TNHH MTV Tuấn Tuấn Mai, địa chỉ tại số 1478, ấp Quảng Biên, xã Quảng Tiến là doanh nghiệp duy nhất của làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Trảng Bom phát triển từ hộ kinh doanh đang hoạt động có hiệu quả sau khi chuyển đổi mô hình kinh doanh. Tiền thân là hộ kinh doanh Lê Văn Tuấn với số lao động thường xuyên là 14 người chuyên gia công các sản phẩm gỗ mỹ nghệ dùng để trang trí nội thất như thuyền buồm, tàu biển dạng mô hình thu nhỏ cho các doanh nghiệp đầu mối tại thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dầu sản phẩm chủ yếu phục vụ xuất khẩu nhưng do đầu ra sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào các doanh nghiệp trung gian nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, thường hay bị ép giá và phải chịu rủi ro trong trường hợp doanh nghiệp trung gian không xuất được hàng.
Năm 2014, được sự động viên của các cơ sở gỗ mỹ nghệ trên địa bàn cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương huyện Trảng Bom và Trung tâm Khuyến công, ông Lê văn Tuấn – chủ cơ sở quyết định đăng ký thành lập Công ty TNHH MTV Tuấn Tuấn Mai để chủ động trong sản xuất kinh doanh đồng thời có thể hỗ trợ cho các cơ sở gỗ mỹ nghệ khác trên địa bàn.
Chuyển sang mô hình doanh nghiệp đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn, về công nghệ sản xuất, về quản lý, về marketing. Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp cùng ngành hàng, những tác động nghiệt ngã của qui luật thị trường khiến cho doanh nghiệp nhiều lúc tưởng chừng phải nghĩ đến dựng cuộc chơi. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ của một số cơ sở gỗ mỹ nghệ tâm huyết và sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền các cấp đã giúp Công ty TNHH MTV Tuấn Tuấn Mai vượt qua khó khăn và trụ được đến ngày hôm nay.
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news