Khuyến công
Kết quả 10 năm thực hiện Nghị định 45/2012/NĐ-Cp

Ngày 21/5/2012 Chính phủ ban hành Nghị định số 45/20212/NĐ-CP về khuyến công, có hiệu lực thi hành từ ngày 05/7/2012,  đến nay đã trải qua hơn 10 năm thực hiện. Nghị định đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, hiệu quả.


Sản xuất cao su kỹ thuật tại Công ty TNHH Tương Lai


Căn cứ các văn bản về lĩnh vực khuyến công của Trung ương, UBND tỉnh Đồng Nai đã kịp thời chỉ đạo Sở Công Thương tham mưu xây dựng các nội dung trình UBND tỉnh ban hành chủ trương, chính sách về công tác khuyến công của địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức triển khai công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2012 đến nay, Trung tâm đã tham mưu Sở Công Thương trình UBND tỉnh ban hành các văn bản liên quan đến công tác khuyến công như: Quy định xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương tỉnh Đồng Nai; Quy định về việc tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Quy định về việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Quy định mức chi cụ thể cho các hoạt động khuyến công và công tác quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công tỉnh Đồng Nai.


Trưng bày sản phẩm CNNT tiêu biểu sản phẩm Ocop tỉnh Đồng Nai taih phòng trưng bày Trung tâm KC&TVPTCN.


Giai đoạn 2012-2022, tỉnh Đồng Nai đã triển khai thực hiện 145 đề án, nhiệm vụ khuyến công, với tổng kinh phí khuyến công hỗ trợ trên 40 tỷ đồng. Trong đó,  kinh phí khuyến công quốc gia là 3 tỷ đồng,  kinh phí khuyến công địa phương là 37 tỷ đồng.
Phát triển công nghiệp nông thôn giữ vai trò quan trọng việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới. Qua 10 triển khai thực hiện Nghị định số 45/2012/NĐ-CP, hoạt động khuyến công Đồng Nai tập trung hỗ trợ các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh với nội dung đa dạng, đạt được những kết quả cụ thể như: Hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho 4.383 lao động làm việc tại các cơ sở CNNT; đào tạo, tập huấn khởi sự doanh nghiệp và các chuyên đề quản lý khác cho  3.717 học viên là chủ, cán bộ quản lý cơ sở CNNT, các đối tượng theo chương trình phối hợp giữa Sở Công Thương với các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp; tổ chức hội thảo giới thiệu khoa học kỹ thuật công nghệ mới có thể áp dụng trong sản xuất  CNNT với 1.892 lượt đại biểu tham dự; tổ chức 15 đoàn đi học tập kinh nghiệm quản lý nhà nước về khuyến công, các mô hình sản xuất CNNT hiệu quả, tìm kiếm đối tác liên kết, hợp tác trong sản xuất CNNT; hỗ trợ 02 cơ sở CNNT xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, 67 cơ sở CNNT ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến; hỗ trợ cơ sở CNNT chi phí thuê 58 gian hàng tại các hội chợ, triển lãm; tổ chức 22 gian hàng công thương Đồng Nai tại các hội chợ triển lãm ngoài tỉnh; 201 sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNT cấp tỉnh; 26 sản phẩm đạt cấp khu vực, 12 sản phẩm đạt cấp quốc gia; 03 cơ sở được hỗ trợ tư vấn marketing – quản lý sản xuất tài chính – kế toán, ứng dụng công nghệ; Xuất bản  18.000 cuốn đặc san công thương, 17.600 bản tin khuyến công; 264 chuyên đề khuyến công phát sóng trên đài Phát thanh Truyền hình Đồng Nai; Cập nhật duy trì hoạt động 01 trang thông tin điện tử lĩnh vực khuyến công; tập huấn giới thiệu chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về khuyến công cho 2.687 lượt cán bộ làm công tác khuyến công. Thành lập và duy trì mạng lưới công tác viên khuyến công với 20 cộng tác viên giai đoạn I (2020-2021) là 65 cộng tác viên giai đoạn 2 (2022-2025).


Tổ chức đoàn công tác học tập kinh nghiệm công tác khuyến công và phát triển nghề chế biến thực phẩm và đồ uống tại tỉnh Lâm Đồng.


Ngoài những kết quả từ nội dung hỗ trợ hoạt động khuyến công theo quy định, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện thêm nội dung hoạt động khuyến công đặc thù đó là tổ chức Cuộc thi sáng tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ tỉnh Đồng Nai. Giai đoạn 2012-2019, cuộc thi được tổ chức hàng năm (8 lần tổ chức), thu hút sự tham gia của 392 lượt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nghệ nhân, giáo viên, sinh viên và những người yêu thích thủ công mỹ nghệ trong tỉnh và các tỉnh lân cận Đồng Nai, tạo ra trên 1.300 mẫu sản phẩm mới. Hoạt động này giúp nhiều cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đa dạng hóa mẫu mã, đáp ứng yêu cầu thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm. Thành tích của các cá nhân tham gia cuộc thi là điểm cộng trong tiêu chí xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân”, “Thợ giỏi” của tỉnh.
Trước khi Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Đồng Nai đã triển khai xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân”, “Thợ giỏi”, “Người có công đưa nghề về địa phương” định kỳ hàng năm bắt đầu từ năm 2008. Giai đoạn 2012-2022, tỉnh đã tổ chức 11 đợt xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương. Qua đó có 21 cá nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân, 675 cá nhân được phong tặng danh hiệu Thợ giỏi và 01 cá nhân được phong tặng danh hiệu người có công đưa nghề về địa phương tỉnh Đồng Nai; 02 cá nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. 
Qua thực tiễn hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho thấy các đề án, nhiệm vụ được triển khai phù hợp với nhu cầu của cơ sở CNNT và điều kiện thực tế của địa phương, góp phần tạo sự liên kết, khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển CNNT theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, đúng theo chủ trương phát triển của hoạt động khuyến công. Vai trò của khuyến công được khẳng định là đòn bẩy trong việc huy động các nguồn lực vào đầu tư phát triển CNNT để góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh nhà./. 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news