Phát triển nghề
Giới Thiệu Chung về Thành Phố Biên Hòa
Biên Hòa là thành phố công nghiệp và là tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Nai, nằm ở khu vực Đông Nam Bộ, Việt Nam. Thành phố Biên Hòa là đô thị loại I[3], là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có dòng sông Đồng Nai chảy qua, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách thành phố Vũng Tàu 90 km. Biên Hòa là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước. Mật độ dân số dày đặc từ trung tâm thành phố đến ngoại ô
1. Thành phố Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó gồm có 23 phường và 7 xã: Phường An Bình, Hòa Bình, Long Bình, Long Bình Tân, Quang Vinh, Bình Đa, Bửu Hòa, Bửu Long, Hố Nai, Quyết Thắng, Tam Hiệp, Tân Biên, Tân Hiệp, Tân Hòa, Tân Mai, Tân Phong, Tân Tiến, Tân Vạn, Tam Hòa, Thanh Bình, Thống Nhất, Trảng Dài, Trung Dũng,các xã Hiệp Hòa, Hoá An, Tân Hạnh, An Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước
2. Các KCN, Cụm CN: 
Hiện nay thành phố với các khu công nghiệp Biên Hoà 1, Biên Hoà 2, Amata, Loteco, Long Bình…thu hút trên 3 tỷ USD đầu tư từ nhiều quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới, giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động. Hệ thống thương mại-dịch vụ không ngừng mở rộng theo hướng văn minh, hiện đại, phục vụ ngày càng cao nhu cầu của nhân dân và phát triển công nghiệp Ngoài ra đang triển khai đề án cụm gốm Tân Hạnh, Cụm nghề chế tác đá Bửu Long.
3. Quan điểm phát triển:

- Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên cơ sở phát huy triệt để các yếu tố nội lực, gắn với tích cực thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, nâng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của thành phố, tạo cơ cấu kinh tế bền vững theo hướng: Công nghiệp -Dịch vụ-Nông nghiệp.
- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại tương xứng với đô thị loại II, nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế cao, phát triển toàn diện và tạo sự liên kết chặt chẽ giữa thành phố Biên Hòa với các huyện, thị xã Long khánh cũng như toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Vùng Đông nam bộ.
- Phát triển bền vững: kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế gắn với quốc phòng - an ninh.
 
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news