Khuyến công
Hướng dẫn thực hiện tiêu chí Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh thuộc ngành hàng công thương quản lý phụ trách

A. ĐỐI VỚI NGÀNH THỰC PHẨM ĐỒ ĂN NHANH

I. Đối tượng

- Sản phẩm từ bột nhào, đã hoặc chưa làm chín: spaghety, macaroni, mì sợi, mì ăn liền, mì dẹt, gnochi, ravioli, cannelloni, cháo ăn liền, bánh đa, phở, bún, miến;

- Sản phẩm từ tinh bột sắn và sản phẩm thay thế chế biến từ tinh bột, ở dạng mảnh, hạt, bột xay, bột rây hay các dạng tương tự;

- Bánh, mứt, kẹo.

II. Yêu cầu tài liệu minh chứng

Thực hiện theo nội dung quy định tại Khoản 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.

1. Về thủ tục thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Thủ tục này chỉ yêu cầu đối với các cơ sở là doanh nghiệp thành lập theo quy định pháp luật. Nếu doanh nghiệp có Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, kiểm soát chất lượng (đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt GMP, Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế IFS, Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm BRC, Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực) thì không yêu cầu có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Các cơ sở nhỏ lẻ thì yêu cầu có bản cam kết an toàn thực phẩm.

a) Thành phần hồ sơ

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo (Mẫu số 01a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ Công Thương);

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục 2 (đối với cơ sở sản xuất) hoặc theo mẫu tại Phụ lục 3 (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) kèm theo (Mẫu số 02a hoặc Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ Công Thương);

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

b) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Người yêu cầu giải quyết thủ tục chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo thành phần, số lượng hồ sơ đã được quy định

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh, địa chỉ: số 236, đường Phan Trung, khu phố 2, phường Tân Tiến, thành phốBiên Hòa, tỉnh Đồng Nai (gọi là Trung tâm); Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ nội dung hồ sơ; chuyển giao hồ sơ về Sở Công Thương.

- Bước 3: Sở Công thương tiếp nhận, giải quyết, nhập tình trạng giải quyết hồ sơ lên phần mềm quản lý, giao kết quả hồ sơ về Trung tâm (việc nhận và giao kết quả hồ sơ thông qua nhân viên bưu điện).

- Bước 4: Trung tâm có trách nhiệm thu phí, lệ phí; giao trả kết quả trực tiếp (hoặc qua hệ thống bưu điện) cho khách hàng. Trường hợp nhân viên bưu điện trả kết quả trực tiếp cho khách hàng, Trung tâm có trách nhiệm thu lại các khoản phí, lệ phí từ cơ quan bưu điện.

c) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Công Thương Đồng Nai (chi tiết liên hệ đ/c Nguyễn Hoàng Quyên - Trưởng phòng Quản lý Công nghiệp – ĐTCQ 3.941.584)

d) Phí, lệ phí(thẩm định)

- 1.000.000 đồng/lần/cơ sở (đối với cơ sở kinh doanh);

- 2.500.000 đồng/lần/ cơ sở (đối với cơ sở sản xuất).

2. Về hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm

a) Thành phần hồ sơ tcông bố sản phẩm (đối với sản phẩm tự công bố)

- Bản tự công bố sản phẩm theo mẫutại Phụ lục 4 kèm theo (Mu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CPngày02/02/2018của Chính phủ);

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kim nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

b) Trình tự thực hiện

Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đồng Naiđể lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận;

Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn.

Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

3. Vềphiếu kiểm tra chỉ tiêu an toàn thực phẩm

- Lấy mẫu sản phẩm và gửi Phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 để kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng và nhận Phiếu kết quả kiểm nghiệm.

a) Giới hạn các chỉ tiêu kiểm nghiệm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng. Trong trường hợp không có thì áp dụng theo:

- QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm

- QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;

- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;

- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm";

b)Tiêu chuẩn sản phẩm

- Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 7879 : 2008 sản phẩm ngũ cốc dạng sợi ăn liền

- Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 4359 : 2008 CODEX STAN 152 - 1985, Rev.1 – 1995 BỘT MỲ

- Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 10546:2014 TINH BỘT SẮN

- Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 5908 : 2009 KẸO

- Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 7406 : 2004 bánh ngọt không kem – yêu cầu kỹ thuật

4. Về Bản cam kết an toàn thực phẩm (đối với cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm)

a) Thực hiện theo mẫu kèm theo.

b) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp huyện

c) Phí, lệ phí:không có

B. ĐỐI VỚI NGÀNH ĐỒ UỐNG

I. Đối tượng

- Sản phẩmrượu;

- Đồ uống có cồn, nước giải khát: đồ uống đóng hộp, bao gồm nước ép rau, quả; Nước giải khát cần pha loãng trước khi dùng; Nước giải khát dùng ngay. Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý.

II. Yêu cầu tài liệu minh chứng

Thực hiện theo quy định tại nội dung Khoản 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.

1. Về thủ tục Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Thực hiện tương tự nội dung Khoản 1 Mục II Phần A.

2. Về Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng

Thực hiện tương tự nội dung Khoản 3 Mục II Phần A.

3. Về Bản cam kết an toàn thực phẩm (đối với cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm)

Thực hiện tương tự nội dung Khoản 4 Mục II Phần A.

4. Về Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh hoặc Bản đăng ký sản xuất rượuđộ cồn dưới 5,5 độ

4.1. Đối với sản phẩm rượu

a) Đối với sản phẩm rượu có nồng độ cồn dưới 5,5 độ

- Thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5.5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện theo mẫu tại Phụ lục 5 kèm theo (Mẫu số 14 Mục II tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ).

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện

- Phí, lệ phí: không có

- Tiêu chuẩn sản phẩm

+ Đối với sản phẩm Đồ uống có cồn áp dụng QCVN 6-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn

+ Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 7043:2013 Rượu Trắng

+ Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 7045:2013 Rượu Vang

b) Đối với sản phẩm rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên

Sản phẩm này phải có giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh hoặc Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.

c) Thủ tục cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục 6 kèm theo (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CPngày 14/9/2017 của Chính phủ);

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh;

+ Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu hoặc bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp đối với cơ sở thuộc loại kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;

+ Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

- Trìnhtựthựchiện

+ Bước 1: Người yêu cầu giải quyết thủ tục chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo thành phần, số lượng hồ sơ đã được quy định

+ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện (gọi là Bộ phận Một cửa); Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ nội dung hồ sơ; chuyển giao hồ sơ về Phòng Kinh tế/ Kinh tế và Hạ tầngcấp huyện.

+ Bước 3: Phòng Kinh tế/ Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, ký duyệt.

+ Bước 4: Phòng Kinh tế/ Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện có trách nhiệm chuyển hồ sơ ra Bộ phận Một cửa, Bộ phận một cửa giao trả kết quả trực tiếp (hoặc qua hệ thống bưu điện) cho khách hàng. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép sẽ nhận văn bản trả lời của phòng Kinh tế/Kinh tếHạ tầngcấp huyện.

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện

- Phí, lệ phí: 1.100.000 đồng/lần/cơ sở

d) Thủ tục cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp

- Thành phần hồ sơ

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp theo mẫu tại Phụ lục 7 kèm theo (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ);

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;

 + Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu hoặc bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc bản sao một trong các giấy chứng nhận sau: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (EFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000);

 + Bản liệt kê tên hàng hóa sản phẩm rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa sản phẩm rượu mà doanh nghiệp dự kiến sản xuất;

+ Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp;

+ Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của cán bộ kỹ thuật.

-  Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Người yêu cầu giải quyết thủ tục chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo thành phần, số lượng hồ sơ đã được quy định

+ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh, địa chỉ: số 236, đường Phan Trung, khu phố 2, phường Tân Tiến, thành phốBiên Hòa, tỉnh Đồng Nai (gọi là Trung tâm); Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ nội dung hồ sơ; chuyển giao hồ sơ về Sở Công Thương.

+ Bước 3: Sở Công thương tiếp nhận, giải quyết, nhập tình trạng giải quyết hồ sơ lên phần mềm quản lý, giao kết quả hồ sơ về Trung tâm (việc nhận và giao kết quả hồ sơ thông qua nhân viên bưu điện).

+ Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Công Thương

+ Phí, lệ phí: 2.200.000 đồng/lần/cơ sở

- Tiêu chuẩn sản phẩm

+ Đối với sản phẩm Đồ uống có cồn áp dụng QCVN 6-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn

+ Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 7043:2013 Rượu Trắng

+ Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 7045:2013 Rượu Vang

4.2. Đối với sản phẩm đồ uống không có cồn

Tiêu chuẩn sản phẩm:Áp dụng QCVN 6-2:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn.

C. ĐỐI VỚI NGÀNH VẢI, MAY MẶC

Các sản phẩm vải, may mặc trước khi đưa ra thị trường phải thực hiện công bố hợp quy theo Quy định tại QCVN 01: 2017/BCT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may.

I. Về hồ sơ công bố hợp quy

Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập hai bộ hồ sơ công bố hợp quy, trong đó một bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Công Thương và một bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

Thành phần hồ sơ được quy định như sau:

1. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất)

Hồ sơ công bố hợp quy, bao gồm:

- Bản công bố hợp quy theo mẫu tại Phụ lục 8 kèm theo (Mẫu 01 quy định tại Phụ lục IV kèm theo Quy chuẩnQCVN 01: 2017/BCT);

- Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:

+ Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;

+ Tên sản phẩm, hàng hóa;

+ Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;

+ Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;

+ Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật này và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu bổ sung thêm các thông tin sau: nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading) hoặc chứng từ vận tải tương đương (trong trường hợp không có vận tải đơn); tờ khai hàng hóa nhập khẩu.

2. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba)

Hồ sơ công bố hợp quy, bao gồm:

- Bản công bố hợp quy theo mẫu tại Phụ lục 8 kèm theo (Mẫu 01 quy định tại Phụ lục IV kèm theo Quy chuẩnQCVN 01: 2017/BCT);

- Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật này kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

II. Trình tự công bố hợp quy

1. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá

- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ công bố hợp quy theo quy định Quy chuẩn cho Sở Công Thương;

- Sau khi gửi hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Công Thương, tổ chức, cá nhân được phép đưa ra thị trường Việt Nam.

- Số công bố hợp quy (số trong Bản công bố hợp quy)

Số công bố hợp quy được ký hiệu như sau X/Y, trong đó:

+ X là mã số doanh nghiệp;

+ Y là số vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (trong trường hợp không có vận tải đơn) đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc mã số quản lý lô hàng của doanh nghiệp đối với sản xuất trong nước.

2. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận/ giám định được chỉ định (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận/ giám định)

- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ công bố hợp quy theo quy định Quy chuẩn cho Sở Công Thương;

- Sau khi gửi hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Công Thương, tổ chức, cá nhân được phép đưa ra thị trường Việt Nam.

- Số công bố hợp quy (số trong Bản công bố hợp quy)

Số công bố hợp quy được ký hiệu như sau X/Y/Z, trong đó:

+ X là mã số doanh nghiệp;

+ Y là số vận đơn đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc mã số quản lý lô hàng của doanh nghiệp đối với sản xuất trong nước;

+ Z là mã số của tổ chức đánh giá.

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Công Thương

  - Phí, lệ phí: không

 

D. ĐỐI VỚI CÁC BIỂU MẪU LẬP HỒ SƠ

1.Nội dung minh chứng về nguồn nguyên liệu

Đểtạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo bảo vệ quyền lợi của các bên có liên quan trong việc hợp tác, liên doanh, liên kết trong kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và đủ cơ sở trong việc đánh giá về tỷ lệ sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh, Sở Công Thương đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, hỗ trợ, vận động, khuyến khích các thương nhân, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP nên thực hiện theo mẫu hợp đồng kinh doanh nông sản làm cơ sở khi lập hồ sơ minh chứng (mẫu hợp đồng kèm theo Công văn số 1518/SCT-TM ngày 03/5/2019 của Sở Công Thương – gửi kèm theo);

Đồng thời đề nghị thương nhân, cơ sở sản xuất kê khai bổ sung chi tiết nội dung tỷ lệ sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh Đồng Nai (bao nhiêu % cụ thể - đơn vị tự kê khai và cam kết chịu trách nhiệm) tại Khoản 7 Phần B Biểu số 01 Phiếu đăng ký sản phẩm mới hoặc tại Khoản 15 Phần C Biểu số 2 của Phiếu đăng ký sản phẩm đã có ban hành kèm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ (yêu cầu bắt buộc thực hiện).

2. Nội dung minh chứng về khu vực phân phối chính

a) Đối với các sản phẩm đưa ra tiêu thụ tại thị trường dưới 12 tháng (kể từ ngày hoàn thiện đầy đủ các hồ sơ liên quan đến sản phẩm):

Hồ sơ minh chứng là  hợp đồng giữa thương nhân, cơ sở sản xuất với đại diện/ đại lý phân phối.

b) Đối với các sản phẩm đưa ra tiêu thụ tại thị trường từ 12 tháng trở lên: hồ sơ minh chứng gồm:

- Hợp đồng giữa thương nhân, cơ sở sản xuất với các đại diện/ đại lý phân phối;

- Bản sao hóa đơn bán hàng của thương nhân, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP cho đại diện/ đại lý phân phối hoặc hóa đơn bán hàng của đại diện/ đại lý phân phối sản phẩm ocop hoặc bảng kê danh mục hàng hóa đã bán trong tháng của đại diện/ đại lý phân phối sản phẩm OCOP.

3. Nội dung tổ chức phân phối

a) Đối với nội dung “có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối”

Tài liệu minh chứng gồm:

- Quyết định giao trách nhiệm quản lý phân phối của thương nhân, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP;

- Hợp đồng lao động giữa thương nhân, cơ sở sản xuất với người phụ trách quản lý phân phối;

- Bảng thanh toán lương hoặc giấy nhận tiền của người phụ trách quản lý phân phối (không quá 3 tháng kể từ ngày họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm);

b) Đối với nội dung “Có bộ phận/ phòng quản lý phân phối”

Tài liệu minh chứng gồm:

- Quyết định giao trách nhiệm bộ phận/ phòng quản lý phân phối của thương nhân, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP (từ 3 người trở lên);

- Hợp đồng lao động giữa thương nhân, cơ sở sản xuất với các cán bộ quản lý, nhân viên bộ phận/ phòng quản lý phân phối (từ 3 người trở lên);

- Bảng thanh toán lương hoặc giấy nhận tiền của bộ phận/ phòng  quản lý phân phối (không quá 3 tháng kể từ ngày họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm);

c) Đối với nội dung “Có bộ phận/ phòng quản lý phân phối, có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý”

Tài liệu minh chứng gồm:

- Quyết định giao trách nhiệm bộ phận/ phòng quản lý phân phối của thương nhân, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP (từ 3 người trở lên);

- Hợp đồng lao động giữa thương nhân, cơ sở sản xuất với các cán bộ quản lý, nhân viên bộ phận/ phòng quản lý phân phối (từ 3 người trở lên);

- Bảng thanh toán lương hoặc giấy nhận tiền của bộ phận/ phòng  quản lý phân phối (không quá 3 tháng kể từ ngày họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm);

- Tài liệu minh chứng về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý (hợp đồng mua hoặc thuê phần mềm và/ hoặc hình chụp tổng thể của phần mềm).

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news