Giới Thiệu
Phòng Khuyến công

1. Lãnh đạo phòng Khuyến công

1. TRƯỞNG PHÒNG:

Họ và tên: TRẦN THỊ CẨM THÚY

Năm sinh: 1974

Điện thoại liên lạc: 0933. 676 223

Email: thuyttc.sct@dongnai.gon.vn; trancamthuykcdnai@gmail.com

2. Danh sách phòng Khuyến công:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Chức vụ

Trình độ CM

1

Trần Thị Cẩm Thúy

1974

Trưởng phòng

Cử nhân Sư phạm kỹ thuật Công nghiệp; Cử nhân Tài chính Kế toán

2

Đôn Thị Thanh Nhàn

1976

Chuyên viên

Cử nhân Kế toán

3

Nguyễn Thị Thanh Vân

1993

Nhân viên

Cử nhân Kế toán

4

Nguyễn Quỳnh Trâm

1988

Chuyên viên

Cử nhân QTKD

5

Nguyễn Huỳnh Lê Quyên

19894

Chuyên viên

Cử nhân QTKD

6

Nguyễn Thị Phương Lan

1976

Chuyên viên

Cử nhân QTKD

7

Trần Thị Mỹ Dung

1990

Chuyên viên

Cử nhân QTKD

8

Võ Thị Nguyên

1988

Chuyên viên

Thạc sỹ QTKD

3. Chức năng

Phòng Khuyến công là phòng chuyên môn thuộc Trung tâm có chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Trung tâm thực hiện hoạt động khuyến công; phát triển công nghiệp, ngành nghề truyền thống; hoạt động khoa học công nghệ (quyền sở hữu trí tuệ), thông tin, tuyên truyền theo đúng Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm và các quy định của pháp luật.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn

4.1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công: Tham mưu cho Lãnh đạo Trung tâm:

a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về hướng dẫn thực hiện hoạt động khuyến công địa phương khi được lãnh đạo Sở Công Thương phân công;

b) Xây dựng chương trình, kế hoạch khuyến công địa phương, khuyến công quốc gia (KCĐP, KCQG) hàng năm, 05 năm; tổng hợp các đề án khuyến công để lãnh đạo Trung tâm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4.2. Về đào tạo nghề, truyền nghề, phát triển nghề

 Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề, khởi sự doanh nghiệp theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh;

4.3. Triển khai công tác xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương; bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; tổ chức cuộc thi sáng tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

4.4. Về nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện:

a) Tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn nghiệp vụ về khuyến công và các lĩnh vực khác liên quan đến ngành công thương, nâng cao năng lực quản lý cho cơ sở CNNT;

b) Tổ chức các hoạt động khảo sát, học tập kinh nghiệm trong nước;

4.5. Về phát triển sản phẩm CNNT, làng nghề:

 a) Tổ chức các Hội chợ, triển lãm về công nghiệp nông thôn nhằm giới thiệu các sản phẩm hàng hoá của tỉnh với những đối tác trong và ngoài nước; Tham gia các Hội chợ, triển lãm ngoài tỉnh nhằm giới thiệu thành tựu công nghiệp, thương mại và sản phẩm hàng hóa sản xuất trong tỉnh. Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các hội chợ, triển lãm theo chương trình khuyến công;

b) Tổ chức triển khai các đề án phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống đã được UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề xuất cơ chế hỗ trợ ngành nghề truyền thống, làng nghề và các hợp tác xã, tổ hợp tác tiểu thủ công nghiệp.

c) Tư vấn, hướng dẫn cơ sở CNNT liên hệ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ;

d) Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho cơ sở CNNT;

4.6. Đại lý cung cấp các thiết bị công nghiệp phục vụ công nghiệp nông thôn, đại lý tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Trưng bày, quảng bá, bán sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm); các sản phẩm công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

4.7. Thực hiện hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ phát triển công nghiệp địa phương trong các lĩnh vực: Ưu đãi đầu tư; khoa học - công nghệ; mặt bằng sản xuất; thông tin thị trường; tài chính, tín dụng; đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và các lĩnh vực có liên quan khác;

4.8. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế công nghiệp;

4.9. Dịch vụ môi giới tiêu thụ, cung cấp và bảo trì thiết bị văn phòng, thiết bị sản xuất công nghiệp;

4.10. Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, máy móc, trang thiết bị, khoa học công nghệ để thực hiện chương trình, đề án khuyến công và tham gia hoạt động khuyến công, và tham gia hoạt động khuyến công tự nguyện trên địa bàn tỉnh;

4.11. Tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công và các chính sách khuyến công khác theo quy định của pháp luật;

4.12. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về các lĩnh vực: Cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), xăng dầu, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, sản xuất sạch hơn, lái xe nâng hàng, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác;

4.13. Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; xây dựng chương trình khung huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho các doanh nghiệp ngành công thương; (theo quy định tại Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ LĐTBXH quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động);

4.14. Tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về phát triển công nghiệp nông thôn và hoạt động khuyến công tại địa phương. Xây dựng các chương trình về chuyên đề khuyến công trên đài truyền hình, truyền thanh; thực hiện in ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp; quảng cáo trên trang web và các hình thức thông tin đại chúng khác, để phổ biến kiến thức, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, thiết bị - công nghệ tiên tiến, thông tin thị trường cho cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại tại địa phương;

4.15. Xây dựng, lưu giữ và khai thác dữ liệu điện tử về công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh như: Quy hoạch phát triển các ngành, sản phẩm; cơ sở công nghiệp nông thôn và nhu cầu cần hỗ trợ; danh mục các dự án cần kêu gọi đầu tư; các dự án có hiệu quả cao cần phổ biến nhân rộng; nguồn nguyên liệu - thị trường, cơ hội kinh doanh liên kết hợp tác hoặc mua bán sản phẩm;

4.16. Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khuyến công; xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm theo các đề án, chương trình khuyến công;

4.17. Phối hợp với phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thành phố trong việc tổ chức triển khai, xây dựng và thực hiện các đề án KCĐP, KCQG thuộc lĩnh vực được phân công;

4.18. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ khuyến công được giao; hướng dẫn, phối hợp với đơn vị thụ hưởng, đơn vị phối hợp ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện các đề án (KCĐP, KCQG) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giám sát, theo dõi các đơn vị thụ hưởng trong quá trình triển khai thực hiện.

4.19. Thực hiện chế độ báo cáo tình hình, kết quả hoạt động khuyến công (KCĐP, KCQG) của Trung tâm định kỳ (bao gồm báo cáo tháng, quí, năm) và đột xuất. Đồng thời, tham mưu, thực hiện chế độ báo cáo theo nhiệm vụ cụ thể được phân công;

4.20. Quản lý tài sản của phòng được giao quản lý.

4.21. Thực hiện một số  nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Trung tâm giao.​

Tin liên quan
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news