Khuyến công
Chỉ thị 04/CT-BCT: “Cú huých” cho hoạt động khuyến công

Những năm qua, hoạt động khuyến công cả nước đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, huy động các nguồn lực tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hoạt động khuyến công ở nhiều địa phương chưa theo kịp được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay; lực lượng cán bộ làm công tác còn thiếu; việc bảo đảm cơ sở vật chất; mạng lưới cộng tác viên tại nhiều địa phương chưa được hình thành; kinh phí bố trí từ ngân sách cho hoạt động còn hạn chế, chưa thu hút nhiều cơ sở CNNT tham gia đầu tư, phát triển sản xuất...

Khuyến công góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác khuyến công thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1881/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021 – 2025. Đây là căn cứ quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở CNNT tham gia đầu tư phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn.

Để đẩy mạnh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hoạt động, tạo động lực mới cho phát triển CNNT giai đoạn tới theo đúng tinh thần, nội dung, quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP, Quyết định số 1881/QĐ-TTg, tại Chỉ thị 04/CT-BCT, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã yêu cầu: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của các cấp, ngành trong chỉ đạo, phối hợp, triển khai hoạt động khuyến công trên địa bàn. Chỉ đạo Sở Công Thương xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khuyến công của địa phương phù hợp quy định của pháp luật liên quan; ban hành, chỉ đạo triển khai hiệu quả Chương trình khuyến công địa phương giai đoạn 2021-2025 phù hợp với điều kiện của địa phương và bối cảnh tình hình mới.

Tăng cường nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện hoạt động tại địa phương theo chương trình khuyến công quốc gia và chương trình khuyến công địa phương; lồng ghép, phối hợp các chương trình mục tiêu trên địa bàn để tăng hiệu quả hoạt động khuyến công. Huy động nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất CN-TTCN ở khu vực nông thôn. Chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và liên tục về chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển CN-TTCN, chính sách khuyến công.

Bên cạnh đó, có chính sách bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác khuyến công. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn, chỉ đạo trung tâm khuyến công tập trung xây dựng các đề án điểm, đề án nhóm theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tiềm năng, lợi thế của vùng, địa phương; đồng bộ với chương trình hỗ trợ về đất đai, ưu đãi đầu tư, tín dụng, đặc biệt là khoa học - công nghệ, chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Thực hiện có chất lượng, hiệu quả nội dung hoạt động, bảo đảm phát huy tối đa nguồn lực, năng lực hiện có của các cơ sở CNNT. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí đảm bảo đúng đối tượng, mục đích và quy định pháp luật…( Nguồn . https://congthuong.vn/chi-thi-04ct-bct-cu-huych-cho-hoat-dong-khuyen-cong-152993.html)

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news