Khuyến công
SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI HƯỚNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Theo các công bố của Tổng cục Thống kê thì sức mua hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của các tầng lớp dân cư liên tục tăng qua các năm gần đây. Năm 2018 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 4.395,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7%  so với năm 2017. Riêng tại Đồng Nai, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ dịch vụ trên địa bàn tỉnh năm 2018 đạt xấp xỉ 170 nghìn tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2017.Với quy mô dân số trên 90 triệu người, trong đó có gần 60% là dân số trẻ, thị trường nội địa VN được đánh giá là rất hấp dẫn và nhiều tiềm năng. Nhu cầu của người dân ngày một tăng cao, mức chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng VN ngày một tăng, chi tiêu cá nhân tăng cao thể hiện mức thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán của dân cư tăng lên. Ðây được coi như một tín hiệu rất tốt cho việc tiếp tục phát triển thị trường nội địa khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu.

Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg, ngày 17/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ,  về việc tăng cường thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã có tác động lớn đối tới người tiêu dùng trong nước, hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp cận đến người tiêu dùng. Các doanh nghiệp đã ý thức được ý nghĩa của chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một “cơ hội kinh doanh” tại thị trường nội địa. Sản phẩm, hàng hóa hiện nay đã được cải thiện đáng kể về mẫu mã, chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Qua cuộc vận động này, ý thức của người tiêu dùng đã có những chuyển biến tích cực, đã từng bước nhận thức đúng đắn hơn khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam và chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam. Theo kết quả cuộc điều tra bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2019 của Hội Doanh nghiệp hàng Việt nam chất lượng cao, sản phẩm trong nước vẫn chiếm ưu thế trên thị trường Việt Nam, với tỷ lệ người tiêu dùng vân yêu thích là 89% và thường mua dùng là 93%.Có đến 88% người tiêu dùng nhận biết được và yên tâm mua sản phẩm với nhãn hiệu logo Hàng Việt Nam chất lượng cao, kế đến là các chứng nhận ISO, VietGAP, HVNCLC - Chuẩn hội nhập… Các yếu tố giá, khuyến mại chỉ còn sức hút với một bộ phận nhỏ người tiêu dùng và không còn là yếu tố lựa chọn tiên quyết.

Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu tỉnh Đồng Nai tham gia trưng bày sản phẩm tại tỉnh hậu Giang

So với các lĩnh vực kinh tế khác, khu vực công nghiệp nông thôn (CNNT) dochủ yếu là sản xuất vừa và nhỏ, phân tán nên chưa đáp ứng được yêu cầu về sản xuất hàng hoá quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế.Vì vậy, việc tìm ra một giải pháp nhằm phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa là một yêu cầu cấp bách để giải quyết bài toán đầu ra cho sản phẩm CNNT, giảm áp lực phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiệncó hơn 9.700 cơ sở CNNT, trong đó hộ kinh doanh chiếm trên 80%. Do vậy, phát triển, mở rộng thị trường nội địa là lựa chọn tối ưu nhất cho cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Với thị trường nội địa,cơ sở CNNT ít bị phụ thuộcvào biến động của thị trường thếgiới. Thị trường nội địa sẽ là nơiđểcơ sở CNNT “tập dượt” trongcạnh tranh, làđiểm tựa đểtừng bước tham gia thị trường xuất khẩu vì muốn cạnhtranh được trên thị trường quốctế thì trước hết phải cạnh tranh đượctrên thị trường nội địa.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news