Khuyến công
Thái Bình: “Khoác áo mới” cho công nghiệp nông thôn

Nhờ thành công của công tác khuyến công giai đoạn 2014 – 2019, tỉnh Thái Bình đã kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trên địa bàn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn hiệu quả. Những thành quả từ hoạt động khuyến công giai đoạn 2014 – 2019 của Sở Công Thương tỉnh Thái Bình đã góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các DN, hiện đại hóa nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn hiệu quả. Trong 5 năm thực hiện công tác khuyến công, Sở Công Thương tỉnh đã triển khai được 193 đề án, với tổng kinh phí 19.448,5 triệu đồng.

Các đề án khuyến công của Thái Bình tập trung hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Trong đó, tỉnh đã thực hiện 56 đề án khuyến công về hỗ trợ đào tạo lao động, nâng cao tay nghề cho 5.535 người, tập huấn nâng cao tay nghề vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy nông nghiệp cho 3.920 lao động, đào tạo lao động ngành nghề khác cho 950 lao động. Tỉnh cũng hỗ trợ tư vấn, tập huấn đào tạo, tổ chức các hội thảo, diễn đàn, tham quan khảo sát học tập kinh nghiệm trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực quản lý DN, hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp, thành lập DN, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nông thôn cho các cơ sở, DN trên địa bàn tỉnh.Cụ thể, tỉnh đã thực hiện 20 đề án cho việc tổ chức các lớp đào tạo nâng cao năng lực quản lý, điều hành tại các cơ sở công nghiệp nông thôn cho 3.858 lao động. Thông qua đề án, các học viên được nâng cao kiến thức cơ bản qua các nội dung chuyên đề đào tạo, nắm vững thủ tục pháp lý thành lập DN, củng cố năng lực quản lý, điều hành DN, nâng cao phương thức quản trị marketing, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ...

Bên cạnh đó, tỉnh cũng hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ ứng dụng máy móc hiện đại, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp qua 46 chương trình, đề án hỗ trợ chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp với kinh phí được trích từ chương trình khuyến công địa phương. Từ đó, tỉnh đã hỗ trợ công nghệ, máy móc hiện đại cho 46 cơ sở công nghiệp nông thôn phục vụ sản xuất. Đồng thời, giúp 12.535 lao động nông thôn được đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thu nhập ổn định.Với mục tiêu tiếp tục phát huy hiệu quả công tác khuyến công giai đoạn 2020 – 2025, Sở Công Thương Thái Bình đề ra phương hướng, xây dựng mục tiêu và giải pháp thực hiện hoạt động khuyến công địa phương. Theo đó, tỉnh sẽ triển khai thực hiện việc khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên liệu, bảo vệ môi trường. Phát triển công nghiệp nông thôn gắn kết với chiến lược tổng thể phát triển công nghiệp; giữa ngành công nghiệp với các ngành kinh tế khác. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Năm qua, các chương trình, đề án khuyến công của Thái Bình tập trung vào các nội dung: Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất, đào tạo nghề may công nghiệp, tập huấn cho lao động vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy cơ khí nông nghiệp; tổ chức hội nghị tập huấn khuyến công viên; tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh của DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh...(Web congthuong)

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news