Cơ sở dữ liệu
TÌNH HÌNH CÔNG NGHIỆP TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

I. Đơn vị hành chính Thành phố Long Khánh:

Ngày 10 tháng 4 năm 2019Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết 673/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập 5 phường thuộc thị xã Long Khánh và thành lập thành phố Long Khánh thuộc tỉnh Đồng Nai[2]. Theo đó, chuyển 5 xã: Bảo Vinh, Bàu Sen, Suối Tre, Xuân Lập, Xuân Tân thành 5 phường có tên tương ứng; thành lập thành phố Long Khánh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Long Khánh.

Sau khi thành lập, thành phố Long Khánh có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 11 phường: Bảo Vinh, Bàu Sen, Phú Bình, Suối Tre, Xuân An, Xuân Bình, Xuân Hòa, Xuân Lập, Xuân Tân, Xuân Thanh, Xuân Trung và 4 xã: Bảo Quang, Bàu Trâm, Bình Lộc, Hàng Gòn.

II. Tình Hình kinh tế xã hội:

Thành phố Long Khánh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; tiếp giáp với vùng kinh tế chiến lược Đông Nam BộTây Nguyên và duyên hải miền Trung. Có nhiều tuyến đường giao thông quốc gia đi qua, có vị trí quan trọng về các mặt kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng đối với tỉnh và cả khu vực; là đầu mối giao lưu hàng hóa với các tỉnh miền Trung, tạo điều kiện để thành phố phát triển thương mại - dịch vụ.

Có diện tích đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp; cây ăn quả; cây có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu như: cao sucà phêchôm chômsầu riêng,...

Hiện nay đã quy hoạch 2 khu công nghiệp nằm trên địa bàn thành phố; thu hút được 4 dự án đầu tư nước ngoài, một số doanh nghiệp nhà nước, trên 100 doanh nghiệp ngoài quốc doanh; bao gồm:

  • Khu công nghiệp Long Khánh (có diện tích khoảng 264 ha)
  • Khu công nghiệp Suối Tre (có diện tích khoảng 150 ha)

 

- Lượt xem: 221
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
cosodulieu_detail-news