Khuyến công
CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÀ BÀI HỌC TỪ VIỆC GHI NHÃN HÀNG HOÁ

Quy định pháp luật về nhãn hàng hóa

Theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CPngày 14/04/2017 vềNhãn hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát. Như vậy có thể thấy rõ mục đích, vai trò, chức năng của việc ghi nhãn hàng hóa không chỉ là đối với nhà sản xuất mà nó có ý nghĩa, tác động đến với cả 3 nhóm đối tượng trong mối quan hệ “Người tiêu dùng”, “Nhà sản xuất, kinh doanh” và “Cơ quan quản lý nhà nước”. Cụ thể :

Đối với “Người tiêu dùng” nhãn hàng hóa là một trong trong những cơ sở quan trọng để nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng hàng hóa. Với việc trên nhãn hàng hóa có những thông tin bắt buộc về tên hàng hóa, tên địa chỉ chủ thể hàng hóa và những nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên Nhãn theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, người tiêu dùng sẽ có cơ sở để lựa chọn mua, sử dụng, bảo quản... hàng hóa. Trong đó những nội dung quan trọng nhất đối với người tiêu dùng chính là tên hàng hóa, định lượng, doanh nghiệp sản xuất và ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản (đối với hàng hóa là thực phẩm). Đồng thời, các thông tin trên nhãn hàng hóa cũng là cơ sở để người tiêu dùng khiếu nại, tố cáo đến doanh nghiệp hoặc cơ quan chức năng trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật, không đảm bảo chất lượng.

 

Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu phải tuân thủ quy định chặt chẽ về nhãn hàng hóa (Minh họa)

Đối với “Nhà sản xuất, kinh doanh” nhãn hàng hóa là công cụ để quảng bá cho sản phẩm, hàng hoá của mình. Thông tin để quảng bá có thể được thể hiện dưới dạng hình ảnh, chữ viết, màu sắc hoặc các ký hiệu, tài liệu kèm theo khác để thể hiện tính ưu việt của sản phẩm hoặc gây sự chú ý để người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa đó trong nhóm các sản phẩm cùng loại. Tuy nhiên, việc đưa các thông tin quảng bá phải đảm bảo ghi đúng quy định về nội dung, hình thức, ngôn ngữ, vị trí, đảm bảo tính trung thực, khách quan và không mang tính so sánh trực tiếp với hàng hóa cùng loại khác. Việc đưa các thông tin sai sự thật hoặc quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa sai sự thật hoặc pháp luật về quảng cáo.

Đối với “Cơ quan quản lý nhà nước” nhãn hàng hóa là một căn cứ để thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa của các doanh nghiệp thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng. Việc ghi nhãn với đầy đủ các thông tin bắt buộc theo quy định của pháp luật giúp xác định nguồn gốc hàng hóa, hàng hóa do doanh nghiệp nào sản xuất hoặc doanh nghiệp nào chịu trách nhiệm; các thông tin về chỉ tiêu chất lượng trên nhãn là một trong những căn cứ để kiểm tra, đối chiếu xác định chất lượng, tình trạng của hàng hóa; hàng hóa quá hạn sử dụng không được phép lưu thông trên thị trường...

Sai phạm phổ biến trong việc ghi nhãn hàng hóa

Hình thức và nội dung thông tin ghi trên nhãn hàng hóa gắn liền với lợi ích và đòi hỏi chính đáng của người tiêu dùng và của thị trường, gắn liền với lợi ích chính đáng của cơ sở sản xuất kinh doanh và trách nhiệm của thương nhân khi cung cấp hàng hóa cho người mua, người tiêu dùng, gắn liền với lợi ích của Quốc gia và xác định trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tổ chức quản lý và điều tiết lưu thông hàng hóa.Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CPvà văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều nhãn hàng hoáchưa ghi đủ nội dung theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan. Đó là chưa kể tình trạng các nhãn mác còn in sai quy cách về cỡ chữ, kiểu chữ, tên sản phẩm không đúng với bản chất sản phẩm hoặc tên sản phẩm bằng tiếng Việt không khớp với tên tiếng Anh; thành phần thể hiện không đúng như quy định ghi nhãn; không có thông tin thành phần phụ gia sử dụng trong sản phẩm. Phổ biến là tình trạng sản phẩm chưa được bảo hộ độc quyền, chưa được cấp bằng sáng chế nhưng lại sự dụng biểu tượng chữ ® (dấu hiệu nhãn hiệu đã được bảo hộ) ghi trên nhãn hàng hoá, sản phẩm không được huy chương vàng chất lượng nhưng lại đưa thông tin là sản phẩm được huy chương vàng chất lượng tại một cuộc thi, sản phẩm chưa được công bố hợp quy mà lại gắn dấu CR....

Bài học từ việc ghi nhãn hàng hoá sản phẩm công nghiệp nông thôn

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp không mấy quan tâm đến việc ghi nhãn hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp còn chưa hiểu rõ, hoặc hiểu chưa đầy đủ về trách nhiệm pháp lý khi sản xuất, kinh doanh hàng hóa không có nhãn hoặc có nhãn ghi không đúng, không đầy đủ cả hình thức cũng như nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa. 

Với xuất phát điểm thấp, cơ sở công nghiệp nông thôn là những đối tượng đễ mắc sai phạm trong ghi nhãn hàng hoá. Ghi nhận từ những lần tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua, nhiền sản phẩm được đề cử bình chọn có chất lượng rất tốt, rất có tiềm năng để phát triển thị trường nhưng đáng tiếc lại có những vi phạm về ghi nhãn hàng hoá.Và điều này là một trong những nguyên nhân khiến sản phẩm có điểm số thấp khi Hội đồng bình chọn tiến hành đánh giá và cho điểm sản phẩm.

Từ việc ghi sai nhãn hàng hoá cho thấy, cơ sở công nghiệp nông thôn cần nhận thức đầy đủ và nắm bắt rõ các quy định pháp luật về ghi nhãn sản phẩm một cách đầy đủ, cả về hình thức và nội dung đảm bảo các tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy định.Đó là nghĩa vụ cũng như quyền lợi cho doanh nghiệp bởi việc ghi đầy đủ thông tin là không quá khó, hơn nữa việc ghi nhãn hàng hóa đầy đủ chính xác sẽ tạo sự an tâm cho người tiêu dùng, cũng như đảm bảo tuân thủ pháp luật./.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news