Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo Sở Công Thương, Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc; đại diện một số Ban, bộ, ngành Trung ương, một số đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Cục CTĐP; các đơn vị báo chí trong và ngoài ngành.
Chủ trì Hội nghị về phía Cục CTĐP có Cục trưởng Ngô Quang Trung, Phó Cục trưởng Dương Quốc Trịnh; về phía Sở Công Thương Hà Nội có Quyền Giám đốc Trần Thị Phương Lan và Phó Giám đốc Nguyễn Đình Thắng.
Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII được tổ chức nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khuyến công năm 2023, ước thực hiện 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch khuyến công năm 2024. Qua đó cùng trao đổi để tháo gỡ khó khăn, tìm cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động khuyến công, góp phần phát huy lợi thế của các địa phương, phát triển CNNT; đồng thời xây dựng, các mối liên kết, hợp tác phát triển lĩnh vực khuyến công giữa các địa phương.
Theo báo cáo, tổng kinh phí khuyến công thực hiện năm 2023 của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc là 176,4 tỷ đồng, đạt 94,6% so với kế hoạch năm. Trong đó: Tổng kinh phí khuyến công quốc gia (KCQG) thực hiện là 79,9 tỷ đồng, đạt 97,9% so với kế hoạch. Tổng kinh phí khuyến công địa phương (KCĐP) thực hiện là 96,6 tỷ đồng, đạt 92,1% so với kế hoạch. Một số địa phương bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương ở mức khá trong khu vực cho hoạt động khuyến công là: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang,...
Hoạt động khuyến công của vùng đã hỗ trợ xây dựng 11 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới; hỗ trợ 399 cơ sở ứng dụng máy móc tiên tiến và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường; 34 cơ sở CNNT được hỗ trợ tư vấn, đánh giá sản xuất sạch hơn. Trong đó, KCQG hỗ trợ xây dựng 6 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới; hỗ trợ 163 cơ sở CNNT ứng dụng máy móc hiện đại vào dây chuyền sản xuất công nghiệp. KCĐP hỗ trợ xây dựng 10 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới và mô hình thí điểm áp dụng sản xuất sạch hơn; hỗ trợ chuyển giao ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại cho 236 cơ sở CNNT; hỗ trợ 34 cơ sở CNNT đánh giá sản xuất sạch hơn. Đây là chương trình thu hút một lượng lớn vốn đối ứng của doanh nghiệp, cơ sở CNNT trong việc đầu tư xây dựng mô hình, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị vào sản xuất với số vốn đầu tư hơn 480 tỷ đồng.
Nhằm hỗ trợ các cơ sở CNNT phát triển sản phẩm, hoạt động khuyến công đã hỗ trợ 2.451 gian hàng tiêu chuẩn cho 1.038 lượt cơ sở CNNT tham gia các hội chợ triển lãm trong nước; hỗ trợ bình chọn 342 sản phẩm CNNT tiêu biểu các cấp cho 239 lượt cơ sở CNNT; 29 cơ sở CNNT được hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu, phòng trưng bày để giới thiệu, quảng bá sản phẩm CNNT; có 173 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được công nhận và cấp giấy chứng nhận cấp quốc gia; …
Bên cạnh đó, đã tổ chức đào tạo nghề cho 210 lao động, trên 80% lao động có việc làm sau đào tạo; đào tạo khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn cho 1.005 đối tượng là cán bộ quản lý điều hành của các cơ sở CNNT; tổ chức được 08 hội thảo, tập huấn chuyên đề cho 1.000 đại biểu tham dự...
Hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp (TVPTCN), cả vùng có 15/28 tỉnh, thành phố thực hiện trong năm 2023, với 155 dự án, doanh thu đạt trên 12 tỷ đồng. Nội dung TVPTCN chủ yếu trong các lĩnh vực như: Tư vấn thiết kế, giám sát công trình xây lắp; tư vấn các dịch vụ khác; tư vấn lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp.
Năm 2024, theo báo cáo, tổng kế hoạch kinh phí khuyến công được duyệt của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc là trên 170 tỷ đồng, thấp hơn 8,5% so với kế hoạch năm 2023, trong đó: Kinh phí KCQG giao theo kế hoạch là trên 71 tỷ đồng; kinh phí KCĐP giao theo kế hoạch là gần 100 tỷ đồng. Đến nay, Bộ Tài chính đã thống nhất phân bổ kinh phí KCQG đợt 1 là 18 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2024, kinh phí toàn vùng ước thực hiện đạt 34,7 tỷ đồng, đạt trên 20% kế hoạch năm, cao hơn 10,25% so với cùng kỳ năm 2023.
Đại biểu phát biểu tham luận tại Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị đều thống nhất với báo cáo về tình hình hoạt động khuyến công khu vực phía Bắc năm 2023 và ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2024. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác khuyến công của các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc còn có một số tồn tại, như: Công tác xây dựng kế hoạch, chất lượng đề án khuyến công của một số địa phương còn hạn chế; chưa có nhiều địa phương xây dựng được các đề án điểm để phát huy tiềm năng thế mạnh và tạo động lực lan tỏa; một số đơn vị sự nghiệp do thiếu phương tiện làm việc, xe ô tô đi lại nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai các hoạt động khuyến công, nhất là ở các địa bàn rộng lớn; hiệu quả các hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp chưa cao. Bên cạnh đó, việc sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ khuyến công thuộc Sở Công Thương vào đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh tại một vài địa phương làm ảnh hưởng đến tính hệ thống đã được quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP; tiến độ phân bổ ngân sách còn chậm, ảnh hưởng đến tính kịp thời và hiệu quả hỗ trợ đối với các đối tượng thụ hưởng...xem tiếp tại đây