I. Sự cần thiết xây dựng Kế hoạch
1. Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là địa bàn trọng yếu về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng, có vị trí quan trọng trong sự phát triển của vùng, là tỉnh đạt thành công nhất định trong việc đầu tư xây dựng và phát triển KCN, cụ thể đến nay Đồng Nai đã có 32 khu công nghiệp được đầu tư với tổng số diện tích đất sử dụng là 9.967 ha, diện tích lấp đầy đạt 68,5%. Trong đó có 29/32 KCN đã đi vào hoạt động, thu hút 1.396 dự án của 42 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó gồm 1.021 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 375 dự án trong nước. Ngoài các khu công nghiệp tập trung trên, tính đến cuối năm 2015 toàn tỉnh có 27 cụm công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích là 1.496,8 ha.
2. Trong giai đoạn 2011-2015 Đồng Nai đã có nhiều cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức để đạt được những thành tựu rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân mỗi năm đạt 12%, cao hơn bình quân chung cả nước và trong vùng. GRDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt hơn 3.089 USD, tăng 2,55 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, công nghiệp dịch vụ tăng khá nhanh, đến cuối năm 2015 tỷ trọng GRDP công nghiệp chiếm 56,9% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân đạt 15,5 %/năm, môi trường đầu tư được cải thiện tốt; tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện trong 05 năm đạt trên 290 ngàn tỷ đồng.
3. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X cũng đã xác định các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế như: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân từ 8 - 9%/năm; GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt từ 5,3 ngàn đến 5,8 ngàn USD; Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 9-11%/năm; Tỷ lệ thu ngân sách Nhà nước hàng năm so với GRDP đạt từ 17 - 18%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm từ 400 - 420 ngàn tỷ đồng.
4. Để thực hiện đạt chỉ tiêu trên, Đại hội thống nhất tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một trong bốn nhiệm vụ trụ cột là: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội.
5. Trên cơ sở triển khai thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 có tính đến năm 2025 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 496/QĐ.CT.UBT ngày 20/02/2012, với định hướng đầu tư như sau:
a. Ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ và có giá trị gia tăng cao như ngành công nghiệp điện - điện tử; cơ khí, đặc biệt là cơ khí chế tạo; hoá chất – cao su – plastic – công nghệ sinh học và ngành công nghiệp hỗ trợ (gọi chung là nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn).
b. Tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng sản phẩm cho các ngành công nghiệp như ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống, công nghiệp dệt may giày dép; sản xuất và chế biến gỗ; giấy và sản phẩm từ giấy; khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng (khai thác phải chọn lọc và đúng quy hoạch); ngành sản xuất, phân phối điện nước (gọi chung là nhóm ngành công nghiệp ưu tiên phát triển).
6. Tuy nhiên, song song với tốc độ phát triển công nghiệp đã phát sinh những tác động ảnh hưởng tới môi trường. Trong năm 2015 đã có 2.698 doanh nghiệp mới thành lập với số vốn đăng ký mới là 18.777 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến 31/12/2015 là 23.345 doanh nghiệp. Trong đó đa số các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chỉ có số ít cơ sở đầu tư thiết bị công nghệ sạch, hiện đại, các cơ sở còn lại thiết bị và công nghệ đều tương đối lạc hậu... Với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong bối cảnh chịu sự tác động chung của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu như hiện nay, không thể cùng một lúc các cơ sở có khả năng thay thế toàn bộ trang thiết bị, công nghệ lạc hậu bằng các trang thiết bị, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Vì thế việc cải tiến, nâng cấp các thiết bị có sẵn và sắp xếp lại quy trình công nghệ theo từng công đoạn sản xuất, thực hiện các giải pháp quản lý nội vi là cần thiết, giúp các cơ sở sản xuất nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
7. Xuất phát từ nhận thức và quan điểm bảo vệ môi trường, ngày 07/9/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1419/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”. Sản xuất sạch hơn (SXSH) là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường, đây là một giải pháp hiệu quả không chỉ giải quyết bài toán về ô nhiễm môi trường mà nó còn mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho doanh nghiệp. Trong tình hình thực tế hiện nay các quy chuẩn môi trường đang trở nên ngày một chặt chẽ hơn, phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp chỉ tập trung xử lý cuối đường ống nhằm chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, các hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải lượng ô nhiễm, nhưng không tái sử dụng được phần nguyên vật liệu đã mất đi, do đó xử lý cuối đường ống luôn luôn làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi SXSH nâng cao được hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, vật liệu; giảm phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và đảm bảo phát triển bền vững.
Vì vậy, việc xây dựng Kế hoạch hành động về SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020 là nhu cầu cấp thiết để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nội dung và nhiệm vụ “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” của Chính phủ.
II. Quan điểm xây dựng Kế hoạch
1. Kế hoạch hành động SXSH trong công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 được xây dựng nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” theo định số 1419/2009/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Chính phủ;
2. SXSH được tiến hành dựa trên quan điểm Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật áp dụng SXSH trên cơ sở tự nguyện và phát huy nội lực của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, bước đầu tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều nguyên, nhiên liệu và năng lượng, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;
3. SXSH trong công nghiệp được thực hiện lồng ghép với công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương;
4. SXSH phải được thực hiện xuyên suốt góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ X đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã đề ra, nhằm xây dựng Đồng Nai thành tỉnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
III. Mục tiêu Kế hoạch
1. Mục tiêu tổng quát
Khuyến khích, hỗ trợ và áp dụng rộng rãi SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2020, việc áp dụng SXSH trong công nghiệp của tỉnh Đồng Nai đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
a) 90% cơ sở sản xuất công nghiệp, có tiềm năng áp dụng SXSH được tuyên truyền, phổ biến và nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp.
b) 50% cơ sở sản xuất công nghiệp có tiềm năng tiến hành áp dụng SXSH và tié6t kiệm từ 8 - 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên nhiên liệu trên đơn vị sản phẩm.
c) 90% cơ sở sản xuất công nghiệp có tiềm năng áp dụng SXSH có cán bộ đủ năng lực phụ trách, hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng SXSH. Có 100% phòng Kinh tế / Kinh tế hạ tầng các huyện, thị; các Ban quản lý KCN, Cụm công nghiệp, trên địa bàn trong tỉnh có cán bộ phụ trách, hướng dẫn áp dụng SXSH trong công nghiệp.
IV. Nội dung chi tiết Kế hoạch: Tải về, xem tại đây
2. Trong giai đoạn 2011-2015 Đồng Nai đã có nhiều cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức để đạt được những thành tựu rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân mỗi năm đạt 12%, cao hơn bình quân chung cả nước và trong vùng. GRDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt hơn 3.089 USD, tăng 2,55 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, công nghiệp dịch vụ tăng khá nhanh, đến cuối năm 2015 tỷ trọng GRDP công nghiệp chiếm 56,9% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân đạt 15,5 %/năm, môi trường đầu tư được cải thiện tốt; tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện trong 05 năm đạt trên 290 ngàn tỷ đồng.
3. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X cũng đã xác định các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế như: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân từ 8 - 9%/năm; GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt từ 5,3 ngàn đến 5,8 ngàn USD; Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 9-11%/năm; Tỷ lệ thu ngân sách Nhà nước hàng năm so với GRDP đạt từ 17 - 18%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm từ 400 - 420 ngàn tỷ đồng.
4. Để thực hiện đạt chỉ tiêu trên, Đại hội thống nhất tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một trong bốn nhiệm vụ trụ cột là: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội.
5. Trên cơ sở triển khai thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 có tính đến năm 2025 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 496/QĐ.CT.UBT ngày 20/02/2012, với định hướng đầu tư như sau:
a. Ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ và có giá trị gia tăng cao như ngành công nghiệp điện - điện tử; cơ khí, đặc biệt là cơ khí chế tạo; hoá chất – cao su – plastic – công nghệ sinh học và ngành công nghiệp hỗ trợ (gọi chung là nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn).
b. Tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng sản phẩm cho các ngành công nghiệp như ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống, công nghiệp dệt may giày dép; sản xuất và chế biến gỗ; giấy và sản phẩm từ giấy; khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng (khai thác phải chọn lọc và đúng quy hoạch); ngành sản xuất, phân phối điện nước (gọi chung là nhóm ngành công nghiệp ưu tiên phát triển).
6. Tuy nhiên, song song với tốc độ phát triển công nghiệp đã phát sinh những tác động ảnh hưởng tới môi trường. Trong năm 2015 đã có 2.698 doanh nghiệp mới thành lập với số vốn đăng ký mới là 18.777 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến 31/12/2015 là 23.345 doanh nghiệp. Trong đó đa số các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chỉ có số ít cơ sở đầu tư thiết bị công nghệ sạch, hiện đại, các cơ sở còn lại thiết bị và công nghệ đều tương đối lạc hậu... Với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong bối cảnh chịu sự tác động chung của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu như hiện nay, không thể cùng một lúc các cơ sở có khả năng thay thế toàn bộ trang thiết bị, công nghệ lạc hậu bằng các trang thiết bị, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Vì thế việc cải tiến, nâng cấp các thiết bị có sẵn và sắp xếp lại quy trình công nghệ theo từng công đoạn sản xuất, thực hiện các giải pháp quản lý nội vi là cần thiết, giúp các cơ sở sản xuất nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
7. Xuất phát từ nhận thức và quan điểm bảo vệ môi trường, ngày 07/9/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1419/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”. Sản xuất sạch hơn (SXSH) là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường, đây là một giải pháp hiệu quả không chỉ giải quyết bài toán về ô nhiễm môi trường mà nó còn mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho doanh nghiệp. Trong tình hình thực tế hiện nay các quy chuẩn môi trường đang trở nên ngày một chặt chẽ hơn, phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp chỉ tập trung xử lý cuối đường ống nhằm chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, các hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải lượng ô nhiễm, nhưng không tái sử dụng được phần nguyên vật liệu đã mất đi, do đó xử lý cuối đường ống luôn luôn làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi SXSH nâng cao được hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, vật liệu; giảm phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và đảm bảo phát triển bền vững.
Vì vậy, việc xây dựng Kế hoạch hành động về SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020 là nhu cầu cấp thiết để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nội dung và nhiệm vụ “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” của Chính phủ.
II. Quan điểm xây dựng Kế hoạch
1. Kế hoạch hành động SXSH trong công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 được xây dựng nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” theo định số 1419/2009/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Chính phủ;
2. SXSH được tiến hành dựa trên quan điểm Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật áp dụng SXSH trên cơ sở tự nguyện và phát huy nội lực của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, bước đầu tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều nguyên, nhiên liệu và năng lượng, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;
3. SXSH trong công nghiệp được thực hiện lồng ghép với công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương;
4. SXSH phải được thực hiện xuyên suốt góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ X đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã đề ra, nhằm xây dựng Đồng Nai thành tỉnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
III. Mục tiêu Kế hoạch
1. Mục tiêu tổng quát
Khuyến khích, hỗ trợ và áp dụng rộng rãi SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2020, việc áp dụng SXSH trong công nghiệp của tỉnh Đồng Nai đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
a) 90% cơ sở sản xuất công nghiệp, có tiềm năng áp dụng SXSH được tuyên truyền, phổ biến và nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp.
b) 50% cơ sở sản xuất công nghiệp có tiềm năng tiến hành áp dụng SXSH và tié6t kiệm từ 8 - 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên nhiên liệu trên đơn vị sản phẩm.
c) 90% cơ sở sản xuất công nghiệp có tiềm năng áp dụng SXSH có cán bộ đủ năng lực phụ trách, hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng SXSH. Có 100% phòng Kinh tế / Kinh tế hạ tầng các huyện, thị; các Ban quản lý KCN, Cụm công nghiệp, trên địa bàn trong tỉnh có cán bộ phụ trách, hướng dẫn áp dụng SXSH trong công nghiệp.
IV. Nội dung chi tiết Kế hoạch: Tải về, xem tại đây
Tác giả bài viết: Amin
Nguồn tin: Trung tâm tư vấn công nghiệp Đồng Nai
Nguồn tin: Trung tâm tư vấn công nghiệp Đồng Nai