Phát triển nghề
Giới Thiệu Huyện Long Thành
Long Thành là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, có diện tích 431,01 km². Huyện nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60 km, cách Biên Hòa 33 km, Vũng Tàu 60 km và cách Bình Dương khoảng 40 km.[3] Phía đông giáp huyện Trảng Bom, huyện Thống Nhất và huyện Cẩm Mỹ. Phía tây giáp huyện Nhơn Trạch và Thành phố Hồ Chí Minh. Phía nam giáp Thị xã Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phía bắc giáp thành phố Biên Hoà.
1. Huyện Long Thành có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Long Thành và 14 xã : An Phước, Bàu Cạn, Bình An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Lộc An, Long An, Long Đức, Long Phước, Phước Bình, Phước Thái, Suối Trầu, Tam An, Tân Hiệp.
2. 
Có 7 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt, gồm:
Khu công nghiệp An Phước : 201 ha
 Khu công nghiệp Gò Dầu : 210 ha
Khu công nghiệp Long Đức : 580 ha
Khu công nghiệp Long Thành : 488 ha
Khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn : 498 ha
Khu công nghiệp Phước Bình : 640 ha (Đang xây dựng)
Khu công nghiệp công nghệ cao Amata Long Thành : 410 ha (Đang xây dựng)
3. Định Hướng Phát Triển Kinh tế :
+ Phát triển kinh tế xã hội:Phát huy thành quả đã đạt được, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng cao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu giai đoạn từ 2016-2020 xây dựng huyện Long Thành trở thành thị xã, từ 2021-2025 trở đi sẽ phát triển thành trung tâm dịch vụ của tỉnh và vùng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp, có thể trở thành đô thị loại 3. 
+ Phát triển các khu, cụm công nghiệp:
- Đến cuối năm 2010 trên địa bàn huyện đã quy hoạch và hình thành 04 KCN bao gồm: KCN Gò Dầu, KCN Long Thành, KCN An Phước và KCN Long Đức giai đoạn 1. Trong đó KCN Gò Dầu đã lấp đầy 100%, KCN Long Thành trên 70%. Giai đoạn từ nay đến 2020 sẽ phát triển thêm 3 KCN, bao gồm: KCN công nghệ cao; KCN Long An - Lộc An – Bình Sơn; KCN Phước Bình (chuyên ngành công nghiệp chế biến, bia, nước giải khát).
 - Xây dựng các cụm công nghiệp nhằm phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế trong nước, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
 + Phát triển dịch vụ - du lịch:
 - Phát huy các thành tựu đã đạt được, tranh thủ những cơ hội sẽ được tạo ra từ xây dựng mạng lưới giao thông, khu công nghiệp, đô thị, sân bay, bến cảng để tiếp tục đẩy mạnh phát triển dịch vụ với tốc độ tăng trưởng cao theo hướng nâng chất, nâng tầm và phạm vi các hoạt động dịch vụ; Về lâu dài (sau năm 2020) đưa Long Thành từng bước trở thành trung tâm dịch vụ cấp vùng và quốc tế.  
 + Phát triển các tuyến cao tốc và quốc lộ:
  - Đường cao tốc TP. Hồ chí Minh - Long Thành - Dầu Giây: Đoạn qua huyện dài 28,08 km. Xây dựng giai đoạn đầu từ 2010-2015, giai đoạn sau từ 2016-2020. 
 - Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Đoạn qua địa bàn huyện dài 28,49 km. Xây dựng trong giai đoạn 2016-2020.
 - Đường Cao tốc Bến Lức-Nhơn Trạch-Long Thành: Đoạn đi qua địa bàn huyện dài 5,4km. Dự kiến xây dựng tuyến trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
 - Đường sắt: Tuyến đường sắt Biên Hòa-Vũng Tàu được quy hoạch đường đôi khổ 1435 mm. Đoạn qua địa bàn huyện dài 25,7km, dự kiến sẽ đi chung hành lang với đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu.
 + Quy hoạch cảng hàng không quốc tế Long Thành: Theo Quyết định số 909/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành”, một số nội dung có liên quan đến quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Long thành như sau:
 - Mục tiêu xây dựng: Đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành với chức năng trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á, có khả năng cạnh tranh các cảng hàng không lớn trên thế giới, tiếp nhận được các máy bay A380-800 hoặc tương đương, công suất 100 triệu hàng khách/năm và 5 triệu tấn hàng hoá/năm.
- Cấp sân bay: Cấp 4F (theo phân cấp của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế).
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news