Phát triển nghề
NGHỀ SẢN XUẤT CỐM DẸP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH THANH, HUYỆN NHƠN TRẠCH

Ngành nghề truyền thống đã và đang góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Nhơn Trạch trong những năm qua. Tuy nhiên, cùng với những thay đổi tích cực, các ngành nghề truyền thống cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển. Các ngành nghề truyền thống không chỉ có ý nghĩa giữ gìn nét văn hóa truyền thống dân tộc, mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Việc phát triển ngành nghề vừa góp phần bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc, vừa nâng cao đời sống của cư dân nông thôn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy được tính tích cực và khắc phục những tồn tại của các ngành nghề ở Nhơn Trạch để ngành nghề truyền thống được bảo tồn và phát triển trong quá trình hội nhập


 Cốm dẹp là sản phẩm được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu bắt gặp tại nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam rất thịnh hành trong ẩm thực của người Việt, tuy nhiên khác với cốm dẹp của đồng bào Kh’mer Tây Nam Bộ, cốm dẹp tại xã Vĩnh Thanh huyện Nhơn trạch có nguồn gốc xuất phát từ nghể gia truyền của ông bà di cư từ  tỉnh Bắc Giang vào xã Vĩnh Thanh sinh sống và đã mang theo cái nghề làm cốm dẹp truyền thống đã phát triển tại đậy. Để làm ra được những mẻ cốm dẹp đậm chất quê hương Bắc Giang, các cha, ông của nghề sản xuất cốm dẹp đã mang cả giống nếp vò từ Bắc Giang về trồng tại đồng ruộng Vĩnh Thanh…
Đóng trên địa bàn xã Vĩnh Thanh huyện Nhơn trạch tỉnh Đồng Nai, hiện tại địa bàn có trên 10 cơ sở chuyên sản xuất cốm dẹp, Trước đây, các cơ sở sản xuất cốm dẹp phải tìm xuống tận miền Tây để chọn mua nếp để sản xuất, vừa vất vả, lại vừa tốn kém công vận chuyển lại cao nên gắp nhiêu khó khăn trong việc tìm nguyên liệu để phục vụ sản xuất. Hiện nay các cơ sở sản xuất cốm dẹp đã có thể mua gạo nếp ngay tại địa phương với số lượng dồi dào và chất lượng không thua kém nếp miền Tây vì trên địa bàn xã Vĩnh Thanh đã có khoảng 300 ha đất nông nghiệp thì một nửa trong số đó được người dân trồng nếp để phục vụ cho các cơ sở sản xuất cốm. Trung bình hằng tháng, mỗi cơ sở nhập về trên 15 tấn gạo nếp để phục vụ sản xuất. 


Để làm ra một mẻ cốm ngon phải trải qua rất nhiều công đoạn, người thợ phải luôn kiên nhẫn và chịu khó. Cách đây chừng 10 năm, do điều kiện còn khó khăn, đặc sản cốm Vĩnh Thanh được làm thủ công nên tốn rất nhiều công thợ mà năng suất không cao. Cơ sở lớn cũng chỉ làm ra được trên 100kg cốm/ngày. Thế nhưng trong những năm gần đây, máy móc đã được đưa vào phục vụ trong mọi công đoạn. Vì thế, không những năng suất được tăng lên gấp nhiều lần mà còn giúp giảm từ 50 - 60% công thợ. Nhờ đó, các cơ sở làm cốm dễ dàng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn. 
Không chỉ tạo đầu ra ổn định cho nông dân trồng lúa nếp, cốm dẹp còn đem đến công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động tại địa phương. Hiện các cơ sở sản xuất cốm dẹp sử dụng trung bình từ 6 - 10 người. Mức lương trung bình của mỗi người thợ từ 6 triệu đồng/tháng trở lên tùy vào công đoạn. Gặp các chủ cơ sở làm cốm dẹp ở xã Vĩnh Thanh huyện Nhơn Trạch, các chủ cơ sở  cho biết cốm dẹp đã thành một đặc sản của Vĩnh Thanh và các cơ sở đã đăng ký riêng cho sản phẩm của mình. Ở TP. HCM cũng có cơ sở sản xuất cốm dẹp, nhưng để có thể đáp ứng được các đơn hàng lớn với chất lượng cốm dẹp luôn đảm bảo thì các chủ hàng ở Chợ Lớn và rất nhiều cơ sở làm bánh thuộc các tỉnh miền Nam, như Cà Mau, Kiên Giang đều đặt hàng ở đây. Cốm Vĩnh Thanh luôn có đầu ra ổn định, nhiều khi sản xuất không kịp để bán. Hiện tại, đặc sản cốm Vĩnh Thanh cũng có mặt ở nhiều hệ thống siêu thị trong nước. Ngoài ra, cốm Vĩnh Thanh còn được một số doanh nghiệp ký hợp đồng để xuất khẩu sang ra các nước như Đài Loan, Mỹ, Hàn Quốc... 

 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news