Khuyến công
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA LĨNH VỰC THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

 

Mục tiêu đề ra của kế hoạch là huy động các nguồn lực tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động theo hướng công nghiệp hoá, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và phát triển đời sống văn hoá - xã hội cho người lao động tại địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh nâng cao vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của văn hóa, tạo động lực thúc đẩy phát triển ngành thủ công mỹ nghệ, tôn vinh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, có tính sáng tạo, góp phần làm đa dạng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tỉnh Đồng Nai.

Tác phẩm song khuyển (chế tác từ gốc cây) của Nghệ nhân Phan Khắc Dũng huyện Xuân Lộc

 

Các nhiệm vụ và giải pháp phát triển văn hóa lĩnh vực thủ công mỹ nghệ

- Tăng cường các hoạt động truyên truyền về cơ chế, chính sách, quảng bá các sản phẩm ngành thủ công mỹ nghệ giúp các cơ sở dễ dàng nắm bắt thông tin về tiềm năng lợi thế của các địa phương và các định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các chủ trương, chính sách có liên quan đến việc khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới có thể áp dụng vào sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo vệ môi trường.

- Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nhằm phát triển công nghiệp nông thôn và các ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Rà soát, ban hành chính sách, cơ chế khuyến khích, đãi ngộ nhằm bảo tồn và phát huy với các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Sản phẩm gốm mỹ nghệ cơ sở gốm Hiến Nam – Biên Hoà

- Hỗ trợ đào tạo khởi sự doanh nghiệp và các chuyên đề quản lý cho các thợ thủ công, chủ cơ sở, doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ. Tổ chức giao lưu, khảo sát, học tập kinh nghiệm tại các cơ sở/doanh nghiệp, làng nghề thủ công mỹ nghệ hoạt động hiệu quả trên cả nước. Tuyên truyền, biểu dương những nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương, thúc đẩy thợ lành nghề phát triển; tạo điều kiện cho nghệ nhân tham gia truyền dạy, quảng bá di sản trong cộng đồng trong và ngoài nước.

- Tập trung phát triển các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp được công nhận công nghiệp nông thôn tiêu biểu gắn với quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, phục vụ khách du lịch và xuất khẩu. Hỗ trợ đổi mới, sáng tạo mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng hóa trên cơ sở khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm thủ công truyền thống.

Chính sách khuyến công hỗ trợ phát triển lĩnh vực thủ công mỹ nghệ

Đồng Nai có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho các ngành nghề phát triển, trong đó có nghề thủ công mỹ nghệ. Nổi bật có nghề chế tác đá, mộc mỹ nghệ, gốm mỹ nghệ, v.v. Nghề thủ công mỹ nghệ mang những giá trị hữu hình lẫn vô hình. Tạo việc làm cho lao động nông thôn, thúc đẩy thương mại, dụ lịch phát triển. Các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cũng là nơi đào tạo cho nhiều thế hệ thợ thủ công kế thừa.

Nghề tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng không cao so với một số ngành khác trong cơ cấu giá trị kinh tế của các địa phương song nó mang nhiều giá trị vô hình về mặt xã hội và văn hóa, thậm chí gắn kết và thúc đẩy thương mại, du lịch phát triển nếu được đầu tư khai thác đúng mức. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có tiềm năng phát triển rất lớn do có lợi thế cạnh tranh bởi tính thủ công truyền thống, du lịch địa phương và văn hóa tộc người địa phương.

 

 

Triển khai Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công, các hoạt động khuyến công hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn lĩnh vực thủ công mỹ nghệ bao gồm: nâng cao năng lực thiết bị, nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, “Nghệ nhân”, “Thợ giỏi”, “Người có công đưa nghề về địa phương”. Đặc biệt là Cuộc thi sáng tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ được tổ chức hàng năm từ 2007- 2018 đã thu hút sự tham gia của 392 lượt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nghệ nhân, giáo viên, sinh viên và những người yêu thích thủ công mỹ nghệ trong tỉnh và các tỉnh lân cận Đồng Nai, tạo ra trên 1.300 mẫu sản phẩm mới. Hoạt động này giúp nhiều cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đa dạng hóa mẫu mã, đáp ứng yêu cầu thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm. Thành tích của các cá nhân tham gia cuộc thi là điểm cộng trong tiêu chí xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân”, “Thợ giỏi” của tỉnh.

Theo nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch số 211/KH-UBND, thời gian tới, hoạt động khuyến công sẽ tập trung hỗ trợ các sản phẩm thu công mỹ nghệ được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu kết nối du lịch địa phương. Đồng thời tăng cường hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn lĩnh vực thủ công mỹ nghệ theo các nội dung chính sách khuyến công hiện có và có thể sẽ báo cáo, đề xuất Sở Công Thương trình UBND tỉnh trình Hội đồng Nhân dân tỉnh ban hành một số chính sách đặc thù để phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống nói chung, thủ công mỹ nghệ nói riêng gắn với phát triển du lịch của tỉnh nhà./.

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news