Dự án “Tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn tại Việt Nam” do Ngân hàng thế giới (World Bank) và Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ, Bộ Công Thương chủ trì thực hiện. Dự án triển khai từ năm 2012 – 30/06/2017.
Dự án Tiết kiệm năng lượng và Sản xuất sạch hơn tại Việt Nam bao gồm 03 hợp phần: Xây dựng kế hoạch hành động năng lượng hiệu quả cho các ngành công nghiệp trọng điểm; Phát triển các nhà cung cấp dịch vụ năng lượng; Xây dựng năng lực cho quản lý chương trình, giám sát và đánh giá kết quả. Dự án đặt mục tiêu đạt được mức TKNL 360,4 nghìn TOE vào năm thứ 5 và đạt mức giảm phát thải khí nhà kính 1,25 triệu tấn CO2 vào năm thứ 5.
Dự án nhằm mục tiêu hỗ trợ nâng cao năng lực trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng lớn trong việc cải thiện hiệu suất năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính; đồng thời thiết kế và xây dựng bản kế hoạch hành động cho một số ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng, xây dựng chiến lược tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp.
Sau hơn 05 năm triển khai, dự án CPEE đã đạt được những kết quả tích cực đối với những mục tiêu đã đặt ra. Tính đến thời điểm dự án kết thúc, đã có 03 Thông tư về kế hoạch hành động và định mức tiêu thụ năng lượng trên đơn vị sản phẩm được ban hành cho 03 ngành: hóa chất, đồ uống và nhựa. Thông tư về kế hoạch hành động và định mức tiêu hao năng lượng cho ngành giấy & bột giấy.
Trong khuôn khổ dự án CPEE, Chương trình thỏa thuận tự nguyện thí điểm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Chương trình VA) đã được triển khai rất thành công với 07 doanh nghiệp tham gia kí kết thỏa thuận tự nguyện về tiết kiệm năng lượng với Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương. Các doanh nghiệp đến từ các ngành, lĩnh vực khác nhau như: dệt may, giấy, đồ uống, thực phẩm... và nằm ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Các doanh nghiệp đã cam kết cắt giảm mức tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm hoặc cam kết thực hiện theo số lượng các giải pháp tiết kiệm năng lượng được đề xuất sau kiểm toán chi tiết.
Khóa đào tạo nâng cao về ESCO được tổ chức tại 3 miền Bắc, Trung Nam với trên 30 đơn vị tham gia. 35 học viên được cấp chứng chỉ chuyên gia ESCO quốc tế. 43 học viên được cấp chứng nhận ESCO ở cấp quốc gia. 04 báo cáo, kết quả nghiên cứu đã được dự án thực hiện về: khảo sát dịch vụ ESCO ở Việt Nam; Đánh giá cơ chế tài chính cho các dự án TKNL; Đào tạo nâng cao về ESCO và hướng dẫn thực hiện dự án EPC. Nhiều hoạt động truyền thông khác cũng được triển khai, trong đó có việc tổ chức 05 hội thảo phổ biến mô hình ESCO, 02 tọa đàm và 01 thông điệp về mô hình ESCO phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam.
Đánh giá những kết quả đạt được của dự án, ông Đỗ Đức Quân – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương nhấn mạnh: “Dự án đã đạt được hoặc vượt so với mục tiêu đặt ra. Chúng tôi đánh giá cao và ghi nhận những nỗ lực của tất cả các cá nhân, đơn vị trong việc triển khai dự án, đồng thời hy vọng những thành quả mà dự án đem lại sẽ thực sự thiết thực, đáp ứng được mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong ngành công nghiệp nói riêng và mục tiêu tiết kiệm năng lượng trong toàn xã hội nói chung.
Hội nghị tổng kết ngày hôm nay là dịp để các thành viên Ban quản lý dự án, các chuyên gia, đơn vị tư vấn, các doanh nghiệp tham gia thực hiện và các đơn vị liên quan xem xét, đánh giá các hoạt động đã triển khai trong thời gian qua để từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm triển khai hiệu quả các hoạt động trong thời gian tới”.
Dự án Tiết kiệm năng lượng và Sản xuất sạch hơn tại Việt Nam bao gồm 03 hợp phần: Xây dựng kế hoạch hành động năng lượng hiệu quả cho các ngành công nghiệp trọng điểm; Phát triển các nhà cung cấp dịch vụ năng lượng; Xây dựng năng lực cho quản lý chương trình, giám sát và đánh giá kết quả. Dự án đặt mục tiêu đạt được mức TKNL 360,4 nghìn TOE vào năm thứ 5 và đạt mức giảm phát thải khí nhà kính 1,25 triệu tấn CO2 vào năm thứ 5.
Dự án nhằm mục tiêu hỗ trợ nâng cao năng lực trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng lớn trong việc cải thiện hiệu suất năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính; đồng thời thiết kế và xây dựng bản kế hoạch hành động cho một số ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng, xây dựng chiến lược tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp.
Sau hơn 05 năm triển khai, dự án CPEE đã đạt được những kết quả tích cực đối với những mục tiêu đã đặt ra. Tính đến thời điểm dự án kết thúc, đã có 03 Thông tư về kế hoạch hành động và định mức tiêu thụ năng lượng trên đơn vị sản phẩm được ban hành cho 03 ngành: hóa chất, đồ uống và nhựa. Thông tư về kế hoạch hành động và định mức tiêu hao năng lượng cho ngành giấy & bột giấy.
Trong khuôn khổ dự án CPEE, Chương trình thỏa thuận tự nguyện thí điểm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Chương trình VA) đã được triển khai rất thành công với 07 doanh nghiệp tham gia kí kết thỏa thuận tự nguyện về tiết kiệm năng lượng với Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương. Các doanh nghiệp đến từ các ngành, lĩnh vực khác nhau như: dệt may, giấy, đồ uống, thực phẩm... và nằm ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Các doanh nghiệp đã cam kết cắt giảm mức tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm hoặc cam kết thực hiện theo số lượng các giải pháp tiết kiệm năng lượng được đề xuất sau kiểm toán chi tiết.
Khóa đào tạo nâng cao về ESCO được tổ chức tại 3 miền Bắc, Trung Nam với trên 30 đơn vị tham gia. 35 học viên được cấp chứng chỉ chuyên gia ESCO quốc tế. 43 học viên được cấp chứng nhận ESCO ở cấp quốc gia. 04 báo cáo, kết quả nghiên cứu đã được dự án thực hiện về: khảo sát dịch vụ ESCO ở Việt Nam; Đánh giá cơ chế tài chính cho các dự án TKNL; Đào tạo nâng cao về ESCO và hướng dẫn thực hiện dự án EPC. Nhiều hoạt động truyền thông khác cũng được triển khai, trong đó có việc tổ chức 05 hội thảo phổ biến mô hình ESCO, 02 tọa đàm và 01 thông điệp về mô hình ESCO phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam.
Đánh giá những kết quả đạt được của dự án, ông Đỗ Đức Quân – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương nhấn mạnh: “Dự án đã đạt được hoặc vượt so với mục tiêu đặt ra. Chúng tôi đánh giá cao và ghi nhận những nỗ lực của tất cả các cá nhân, đơn vị trong việc triển khai dự án, đồng thời hy vọng những thành quả mà dự án đem lại sẽ thực sự thiết thực, đáp ứng được mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong ngành công nghiệp nói riêng và mục tiêu tiết kiệm năng lượng trong toàn xã hội nói chung.
Hội nghị tổng kết ngày hôm nay là dịp để các thành viên Ban quản lý dự án, các chuyên gia, đơn vị tư vấn, các doanh nghiệp tham gia thực hiện và các đơn vị liên quan xem xét, đánh giá các hoạt động đã triển khai trong thời gian qua để từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm triển khai hiệu quả các hoạt động trong thời gian tới”.
Tác giả bài viết: ADmin
Nguồn tin: Trang tin hợp phần SXSH trong công nghiệp(CPSI)
Nguồn tin: Trang tin hợp phần SXSH trong công nghiệp(CPSI)