Điện mặt trời- nguồn năng lượng tái tạo đã và đang trong giai đoạn bùng nổ ở Việt Nam. Từ chỗ vắng bóng trên thị trường năng lượng tái tạo, giờ đây Việt Nam đang nổi lên như một điển hình về phát triển nguồn điện thân thiện với môi trường này, đặc biệt là kể từ khiQuyếtđịnh số 13/2020/QĐ-TTgngày 06/4/2020 củaThủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 22/5/2020, điện mặt trời mái nhà được kỳ vọng phát triển mạnh.
Sự phát triển của điện mặt trời mái nhà là tín hiệu mừng vì cung cấp thêm nguồn điện “sạch” cho quốc gia trong bối cảnh nguy cơ thiếu điện cận kề. Với nhiều lợi ích như tiết kiệm điện, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thờibảovệmôitrường, ứngphó biến đổi khí hậu. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về nguy cơ cháy nổ nếu việc lắp đặt, thi công không đảm bảo các quy định về PCCC. Chính vì vậy ngày 8/9/2020 Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an đã ban hành Văn bản số 3288/C07-P4 về việc hướng dẫn công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với nhà máy điện mặt trời và hệ thống điện mặt trời mái nhà gửi Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cụ thể, các hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà của công trình thuộc danh mục dự án, công trình do cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) thẩm duyệt thiết kế về PCCC như khu chế xuất, khu công nghiệp, học viện, trường đại học, bảo tàng, cảng hàng không... (trong Phụ lục 4, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP) phải được thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Đối với các công trình không thuộc danh mục phụ lục trên không phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC, nhưng phải được hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC.
Theo Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, các tấm pin dạng phim mỏng thường chứa nhiều thành phần có khả năng bắt cháy cao hơn so với tấm pin dạng tinh thể, do đó, người dân, doanh nghiệp nên sử dụng tấm pin dạng tinh thể.
Còn về bố trí thiết bị, Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy khuyến cáo: Các tấm pin lắp đặt trên mái phải được chia thành các nhóm, dãy, với kích thước không quá 40x40 mét cho mỗi nhóm, khoảng cách giữa 2 nhóm không được nhỏ hơn 1,5 mét. Đối với các mái có bố trí lan can xung quanh theo chu vi mái phải bố trí tấm pin cách lan can một khoảng 2,5m; không bố trí tấm pin trong phạm vi 3m xung quanh lối ra các mái qua các buồng thang bộ, thang chữa cháy, các lỗ mở qua cửa sập và không được lắp đặt tấm pin trên các mái làm bằng vật liệu cháy, hoặc có vật liệu hoàn thiện là chất cháy.
Việc Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an kịp thời ban hành Văn bản hướng dẫn công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với nhà máy điện mặt trời và hệ thống điện mặt trời mái nhà góp phần đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với nhà máy điện mặt trời và hệ thống điện mặt trời mái nhà khi được đầu tư, lắp đặt.
Đối với các Cơ sở công nghiệp nông thôn dự kiến được hỗ trợ lắp đặt điện mặt trời áp mái phục vụ cho sản xuất công nghiệp nông thôn từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế khuyến công năm 2020, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp đã triển khai hướng dẫn nêu trên đến các Cơ sở để kịp thời thực hiện theo hướng dẫn. Đồng thời Trung tâm cũng đã thông tin trên Trang thông tin điện tử Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp Đồng Nai để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời mái nhà lưu ý thực hiện theo hướng dẫn.
Nguồn: Trung tâm KC&TVPTCN