Khuyến công
KẾT QUẢ CHUYẾN CÔNG TÁC HỌC TẬP TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM CỤM LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
 Để triển khai thực hiện đề án “ Bảo tồn và phát triển nghề chế tác đá Bửu Long, thành phố Biên Hòa giai đoạn 2016 – 2020” đạt mục tiêu đề ra,  việc tổ chức đoàn khảo sát học tập kinh nghiệm về tổ chức, quản lý cụm làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng, địa phương có thế mạnh về phát triển làng nghề chế tác đá truyền thống, để tìm hiểu, vận dụng những lợi thế từ kinh nghiệm thực tế trong việc quản lý cũng như tổ chức hoạt động sản xuất chế tác tại Thành phố bạn, khi vận dụng vào điều kiện của tỉnh ta cho phù hợp và giúp cho việc triển khai đề án được thuận lợi, góp phần phát triển ngành nghề chế tác đá trên địa bàn thành phố Biên Hòa nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung đạt được nhiều kết quả, trên cơ sở tận dụng những tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực vào việc gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tỉnh nhà.
 

 

Đoàn đoàn Đồng Nai  đi khảo sát học tập kinh nghiệm về tổ chức, quản lý cụm làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng
 
Trên địa bàn Đồng Nai hiện nay, ngoài các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, chế tác đá phân tán nhỏ lẻ ở các huyện như: huyện Thống Nhất, Trảng Bom, Tân Phú, Vĩnh Cửu… với các sản phẩm như: Đá tảng, đá xây dựng, đá trang trí nội thất…, còn có các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất thành nhóm, cụm nghề chế tác đá ở phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa với hơn 10 cơ sở/DN, các thợ giỏi, nghệ nhân ở đây đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm như: cối xay, đá kê, cột đá, đỉnh đá, voi, sấu, lân, rùa, đèn lồng, bia mộ... Quá trình đô thị hóa và việc ngừng khai thác đá ở khu vực núi Bửu Long từ năm 1996 theo quyết định của UBND thành phố Biên Hòa để bảo toàn cảnh quan, không làm ảnh hưởng đến du lịch đã có tác động lớn đến ngành nghề chế tác đá trên địa bàn phường Bửu Long. Hoạt động sản xuất thu hẹp, qui mô nhỏ, mặt bằng sản xuất phân tán trong khu dân cư, thiếu tính ổn định, gây ô nhiễm về môi trường như tiếng ồn, bụi và nước thải chưa được xử lý. Trong quảng bá du lịch tỉnh Đồng Nai, Khu du lịch Bửu Long và làng nghề đá truyền thống Bửu Long được xem là những yếu tố tích cực, gắn với Cù lao Phố, Văn Miếu Trấn Biên tạo thành một vùng du lịch mang nhiều ý nghĩa lịch sử. 
Để thực hiện việc phát triển ngành nghề truyền thống nói chung và chế tác đá nói riêng UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 85/2006/QĐ-UBND ngày 30/11/2006 về Danh mục các sản phẩm và cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai làm căn cứ để thực hiện chính sách đầu tư, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển. Tuy nhiên mới chỉ đạt được một số kết quả nhất định, việc phát triển các ngành nghề truyền thống nói chung và ngành chế tác đá nói riêng vẫn mang tính tự phát và chưa có định hướng rõ ràng. Nếu không có giải pháp kịp thời để bảo tồn, nghề chế tác đá Bửu Long đứng trước nguy cơ mai một là điều khó tránh khỏi.
Thúc đẩy việc phát triển ngành nghề truyền thống nói chung và ngành chế tác đá nói riêng thì việc xây dựng đề án bảo tồn và phát triển nghề chế tác đá Bửu Long là hết sức cần thiết. Đề án này sẽ là cơ sở cho việc định hướng bảo tồn và phát triển nghề chế tác đá trên địa bàn phường Bửu Long trong thời gian tới. Xuất phát từ các vấn đề trên, Trung tâm Khuyến công được sự đồng ý của UBND tỉnh Đồng Nai và sự chỉ đạo của Sở Công Thương tiến hành xây dựng đề án “Bảo tồn và phát triển nghề chế tác đá Bửu Long, TP Biên Hòa  giai đoạn 2016-2020” nhằm bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 
Ngày 28/6/2016, được sự ủy quyền của Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công Đồng Nai chủ trì phối hợp với UBND thành phố Biên Hòa, các sở ngành liên quan tổ chức chuyến công tác học tập kinh nghiệm về tổ chức thành lập, quản lý cụm làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước tại Đà Nẵng.
Về thành phần tham gia đoàn có 20 người, gồm: Trung tâm Khuyến công; Sở Xây Dựng; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Sở Tài nguyên & Môi trường ; Đại diện UBND thành phố Biên Hòa có các phòng như : phòng Kinh tế, Tài nguyên & Môi trường, Quản lý đô thị; đại diện UBND phường Bửu Long và 06 chủ cơ sở/DN chế tác đá thuộc phường Bửu Long.
Qua chuyến công tác 07 ngày, Đoàn đã đến và làm việc với Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công & Tư vấn công nghiệp thành phố Đà Nẵng, Ban quản lý làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước và các cơ sở/DN chế tác đá mỹ nghệ tại làng nghề. Tại đây Đoàn đã được Lãnh đạo Sở Công Thương; Trung tâm Khuyến công và Tư vấn công nghiệp, Ban quản lý làng nghề đón tiếp và trao đổi về tình hình hoạt động của làng nghề chế tác đá trên địa bàn, đồng thời hướng dẫn Đoàn đi tham quan học tập kinh nghiệm trực tiếp tại một số cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề. 
 

 

 

Một trong những cơ sở nằm trong làng đá mỹ nghệ non nước Tp Đà Nẵng
 
Về quy mô làng nghề và tình hình hoạt động sản xuất của cơ sở/DN.
Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước thành phố Đà Nẵng được thành lập vào năm 2011 và chính thức đi vào hoạt động năm 2012, với diện tích toàn cụm là 35.5 ha, tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật là 34,5 tỷ; hệ thống xử lý nước thải là 20 tỷ, công suất 1.500m3/ngày; hệ thống xử lý bụi chủ yếu là hệ thống cây xanh cách ly bố trí quanh khuôn viên cụm. Hiện có 376/450 cơ sở đã được di dời và hoạt động tại cụm làng nghề chiếm 80% tổng số hộ chế tác đá trên địa bàn thành phố. 
Nhìn chung các hình thức tổ chức sản xuất giản đơn, chủ yếu là mang tính thủ công, chủng loại mặt hàng đá thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ những thợ có lâu năm trong nghề, nhiều người đã trở thành nghệ nhân, thợ giỏi, họ đã tạo ra những sản phẩm có giá trị văn hóa và tính thẩm mỹ cao phục vụ đủ mọi tầng lớp trong xã hội từ trung lưu cho đến thương lưu ; từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải khát – nhà hàng khách sạn, khách du lịch trong nước, ngoài nước và xuất khẩu đến các nơi tâm linh như chùa, miếu, đình…  nguồn nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở/DN sản xuất hiện nay chủ yếu lấy từ các tỉnh phí Bắc Thanh Hóa, Quảng Bình, Nghệ An, Nghệ Tĩnh… vì nguồn nguyên liệu đá tại Đà Nẵng, UBND thành phố Đà Nẵng cũng đã nhưng không cho khai thác. Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở/DN trong làng nghề luôn ổn định, từ khu vực kho bãi cung cấp nguyên liệu, khu vực cưa xẻ, sơ chế, khu vực sản xuất được quy hoạch riêng biệt, đáp ứng mọi nhu cầu trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Các sản phẩm ngành hàng của làng nghề chế tác đá Non Nước nhìn chung là giống với các sản phẩm của các cơ sở/DN hiện đang sản xuất tại phường Bửu Long, thiết bị và công nghệ sản xuất cũng tương tự, nên có thể vận dụng những kinh nghiệm, trên cơ sở chọn lọc để xây dựng và tổ chức thành lập và hoạt động cho cụm cơ sở nghề đá Bửu Long.
Về thiết kế quy hoạch phân lô: Lô tiêu chuẩn 125m2 (5mx25m), được chia làm 03 khu vực, Khu vực chế tác, khu vực cưa sẻ, khu vực nghiền chế biến bột đá. Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở/DN trong làng nghề luôn ổn định, từ khu vực kho bãi cung cấp nguyên liệu, khu vực cưa xẻ, sơ chế, khu vực sản xuất được quy hoạch riêng biệt, đáp ứng mọi nhu cầu trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Về chính sách hỗ trợ làng nghề. Thành phố đã có cơ chế hỗ trợ như:
- Miễn thuế sử dụng đất trong 03 năm đầu cho các cơ sở/Dn tham gia cụm làng nghề.
- Giá thuê đất ưu đãi: 10.000 đồng/m2/năm
- Hỗ trợ vay vốn ngân hàng: lãi suất 6.9% năm).
Về khó khăn, tồn tại:
Do chưa có sự thống nhất trong định giá từng sản phẩm, nên việc cạnh tranh giá thường xuyên xảy ra giữa các cơ sở/DN sản xuất trong cụm làng nghề, nhiều cơ sở/DN hạ giá bất hợp lý để tranh thủ tiêu thụ sản phẩm của đơn vị mình, dẫn đến cạnh tranh thiếu lành mạnh.
Hầu hết các cơ sở sản xuất với quy mô, sản xuất tuyền thống kinh tế hộ gia đình, lao động thường xuyên chỉ từ 02 – 03 lao động, nên việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm cũng chưa được quan tâm, trong khi đề án xây dựng khu trưng bày tập trung kết hợp với các điểm du lịch trong địa bàn thành phố chưa được triển khai hình thành.
Để thực hiện tốt đề án « Bảo tồn và phát triển nghề chế tác đá trên địa bàn phường Bửu Long » góp phần tích cực vào việc gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tỉnh nhà, giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động địa phương. Căn cứ kết quả khảo sát học tập kinh nghiệm tổ chức sàn xuất kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề chế tác đá Non Nước, qua đợt công tác, căn cứ tình hình thực tế của địa phương đoàn sẽ tiếp tục nghiên cứu và phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan đề ra các giải pháp về công tác quy hoạch, nguồn nguyên liệu, thị trường và sản phẩm để sớm đưa đề án đi vào thực tế hoạt động./.

 

 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
news_detail-news