KẾT NỐI TIÊU THỤ SẢN PHẨM OCOP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI VÀO HỆ THỐNG SIÊU THỊ
Lượt xem: 719

au gần 03 năm triển khai, các sản phẩm tham giachấm điểm, đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận.Thông qua hoạt động đánh giá sản phẩm OCOP này góp phần làm gia tăng lòng tin của người tiêu dùng trên thị trường khi mà vấn nạn hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan. Người tiêu dùng trong tỉnh cũng dần quen thuộc với các sản phẩm OCOP tại địa phương hơn. Tuy nhiên, câu hỏi lớn đặt ra của các ngành, các cấp quản lý nhà nước trong công tác hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại địa phương- hoàn thành mục tiêu“tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân” (đây là một trong số nội dung trọng điểm của ngành công thương trong công tác hỗ trợ xây dựng Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh) đạt được hiệu quả tối ưu.

Từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, công tác thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP) đã được triển khaitheo Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày 05/6/2019 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnhĐồng Nai, giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2035”. Đến nay toàn tỉnh có 71 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên.Trong đó có 42 sản phẩm (chiếm 59,15%) đạt 3 sao; 29 sản phẩm (chiếm 40,84%) đạt 4 sao và 01 sản phẩm tiềm năng 05 sao.

Sau gần 03 năm triển khai, các sản phẩm tham giachấm điểm, đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận.Thông qua hoạt động đánh giá sản phẩm OCOP này góp phần làm gia tăng lòng tin của người tiêu dùng trên thị trường khi mà vấn nạn hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan. Người tiêu dùng trong tỉnh cũng dần quen thuộc với các sản phẩm OCOP tại địa phương hơn. Tuy nhiên, câu hỏi lớn đặt ra của các ngành, các cấp quản lý nhà nước trong công tác hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại địa phương- hoàn thành mục tiêu“tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân” (đây là một trong số nội dung trọng điểm của ngành công thương trong công tác hỗ trợ xây dựng Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh) đạt được hiệu quả tối ưu.

 

               Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP vào chuỗi hệ thống Siêu thị Lotte Mart và Big C

Thông qua việc triển khai đa dạng hóa các hình thức phát triển thị trường, những sản phẩm OCOP không chỉ được quảng bá, kết nối tiêu thụ tại các kênh phân phối, đại lý truyền thống, mà còn có mặt tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, sàn thương mại điện tử…Trong đó, chuỗi phân phối tại các siêu thị là kênh phân phối chủ yếu các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, dịch vụrất quan tâm; đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm OCOP luôn mong muốnmở rộng thị trường, định vị các sản phẩm của đơn vị trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Đối với các sản phẩm OCOP để vào được siêu thị là bài toán khó đối với chủ thể sản xuất, bởi những yêu cầu khắt khe về chất lượng, mẫu mã, chủng loại, trải qua nhiều khâu kiểm định, kiểm duyệt. Sản phẩm hàng hóa được phân phối qua hệ thống siêu thị sẽ khẳng định được chất lượng, thương hiệu và có thể cạnh tranh được sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Hiện nay việc tiếp cận, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp đến với các doanh nghiệp tiêu thụ, siêu thị, các hệ thống phân phối bán lẻ, người tiêu dùng cũng như việc kết nối để tìm hiểu, đáp ứng nhu cầu cung ứng và tiêu thụ giữa bên sản xuất và phân phối, tiêu dùng... còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp còn chưa chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường, đánh giá nhu cầu của thị trường, tìm hiểuthị hiếu người tiêu dùng và chưa thực sự khơi gợi được nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp OCOP chưa xây dựng mô hình nghiên cứu thị trường phát triển sản phẩm OCOP chuyên biệt bởicác doanh nghiệp sản xuất sản phẩm OCOP tại địa phương chủ yếu xuất phát từ hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh nguồn gốc gia đình cùng xây dựng nên tính chuyên nghiệp chưa cao, kinh doanh nhỏ lẻ. Tiềm năng về năng lực sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm OCOP là rất lớn. Như vậy, làm sao cho các chủ thể có sản phẩm OCOP và doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ được kết nối thành công, luôn là trăn trở của lãnh đạo các sở, ngành trong tỉnh.

Để triển khaicông tác hỗ trợ theo nhiệm vụ của ngành công thương, Sở Công Thương đặc biệt chú trọng các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vào hệ thống các siêu thị. Thông qua ngày hội kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP vào siêu thị, Sở Công Thương đã phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Kết nối các sản phẩm OCOP với hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và các điểm bán hàng Việt trên địa bàn tỉnh”tham dự Hội nghị có 8 siêu thị (Siêu thị Lotte, MM Mega Market Biên Hòa, Bách hóa Xanh, Siêu thị Hoàng Đức, Big C Đồng Nai, Big C Tân Hiệp…), 18 điểm bán hàng Việt và 15 chủ thể OCOP trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức 04 Hội nghị kết nối đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị BigC (Bigc Đồng Nai và Bigc Tân Hiệp), Siêu thị Lotte Mart, Khu du lịch Bửu Long, Khu du lịch Thác Đá Hàn để phục vụ cho điểm giới thiệu bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

 

 

 

Gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP tại Big C Đồng Nai.

Tại hội nghị ngày 19/6/2020, các doanh nghiệp đạt sản phẩm OCOP trưng bày, giới thiệu và quảng bá chất lượng sản phẩm mình với các đơn vị thu mua của chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại và các điểm hàng Việt giới thiệu nhu cầu thu mua sản phẩm OCOP vào hệ thống của mình. Các đơn vị phân phối và doanh nghiệp có sản phẩm OCOP đã gặp gỡ trao đổi trực tiếp tại các gian hàng, qua đó các siêu thị, trung tâm thương mại đều đánh giá cao chất lượng sản phẩm OCOP và cam kết tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên cho các sản phẩm OCOP đưa vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại. Các doanh nghiệp có sản phẩm OCOP đánh giá cao hiệu quả đạt được khi tham gia hội nghị và mong muốn được tham gia các hội nghị kết nối cung-cầu trong tỉnh và ngoài tỉnh trong thời gian tới.Thông qua hội nghị kết nối đã có 9 doanh nghiệp và 28 sản phẩm đạt OCOP vào siêu thị Big C và Có 11 doanh nghiệp và 40 sản phẩm đạt OCOP vào siêu thị Lotte Mart.

Qua hội nghị này các doanh nghiệp đạt sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Nai có thêm cơ hội giao lưu, gặp gỡ gắn kết, được tiếp cận và tham gia vào chuỗi cung ứng qua hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và các điểm bán hàng Việt trên địa bàn tỉnh, nhằm tăng cường hợp tác trao đổi thông tin, hỗ trợ kết nối doanh nghiệp, hợp tác liên kết góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “gian hàng Việt trực tuyến”, “phiên chợ hàng Việt về nông thôn”, “phiên chợ hàng Việt công nhân”, “chuyến hàng về nhà máy và các khu công nghiệp”,...

Tuy nhiên hạn chế lớn nhất hiện nay đó là, các sản phẩm OCOP tại địa phương phần lớn chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về: nhãn mác, tiêu chuẩn chất lượng, mã số, mã vạch, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, kiểu dáng mẫu mã sản phẩm chưa thực sự bắt mắt so với các sản phẩm của đối thủ cùng loại..., việc ứng dụng các khoa học kỹ thuật, trình độ quản trị sản xuất, kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh còn hạn chế, đặc biệt các cơ sở sản xuất chưa thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất, quy trình quản lý chất lượng. Các sản phẩm được chứng nhận mới dừng lại ở góc độ sử dụng tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương từ trước, chưa mở rộng và phát triển cao hơn để vươn ra tầm quốc gia và quốc tế.

Trong thời gian tới, Sở Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số của Bộ Công Thương, các sở, ngành và các đơn vị liên quan trong và ngoài tỉnh nhằm hỗ trợ tối đa hoạt động kết nối tiêu thụ, quảng bá các sản phẩm OCOP tại tỉnh nhà vươn xa ra thị trường trong và ngoài nước. ( Bà Lê Ngọc Lan - PTPKHTCTH- Sở Công Thương)

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
ocop_detail-product