Quyết định 1698/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án “Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2035”
Lượt xem: 1181

Chương trình Quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị; là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của OCOP Đồng Nai là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ du lịch có lợi thế trên địa bàn tỉnh theo hướng gia tăng giá trị, do các tổ chức kinh tế OCOP tại địa phương thực hiện.

 

Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, đề án đưa ra mục tiêu và các tiêu chí đo lường cụ thể trong từng giai đoạn như sau:

- Mục tiêu giai đoạn 2019 - 2020

+ Số sản phẩm hiện có đạt 3 sao trở lên: Từ 12 sản phẩm trở lên.

+ Số sản phẩm hiện có đạt 5 sao cấp tỉnh: Từ 3 sản phẩm trở lên.

+ Củng cố, kiện toàn 100% doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP.

+ Đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý, sản xuất, kinh doanh cho 70% cán bộ quản lý nhà nước thực hiện Chương trình OCOP và 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP.

+ Xây dựng và triển khai các dự án khai thác thế mạnh nông nghiệp kết hợp với du lịch của tỉnh như nông sản, thủy sản,... và thủ công mỹ nghệ: 05 dự án.

+ Xây dựng và triển khai các dự án khởi nghiệp OCOP của tỉnh: 02 dự án.

+ Xây dựng trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm khác cấp tỉnh tại thành phố Biên Hòa: 01 trung tâm.

+ Xây dựng và triển khai các dự án phát triển sản phẩm trọng điểm theo chuỗi giá trị và theo hướng khai thác thế mạnh sản phẩm của huyện: 02 dự án.

- Mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025:

+ Số sản phẩm hiện có đạt 3 sao trở lên: Từ 100 sản phẩm trở lên.

+ Số sản phẩm hiện có đạt 5 sao cấp tỉnh: Từ 15 sản phẩm trở lên.

+ Số sản phẩm đạt 5 sao cấp Quốc gia: Từ 08 sản phẩm trở lên.

+ Phát triển sản phẩm mới khoảng 60 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên (tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi sản phẩm chủ lực cấp huyện, tỉnh và các sản phẩm thế mạnh khác).

+ Đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý, sản xuất, kinh doanh cho 100% cán bộ quản lý nhà nước thực hiện Chương trình OCOP.

+ Phấn đấu phát triển mới ít nhất 50 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP.

+ Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho 100% đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp, HTX tham gia OCOP.

+ Xây dựng và triển khai thực hiện dự án khởi nghiệp thanh niên, phụ nữ cấp tỉnh: 09 dự án.

+ Xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm khác cấp huyện: 10 điểm.

+ Xây dựng và triển khai các dự án phát triển sản phẩm trọng điểm theo chuỗi giá trị và theo hướng khai thác thế mạnh sản phẩm của huyện: 20 dự án.

- Mục tiêu định hướng đến 2035:

+ Đẩy mạnh phát triển Chương trình OCOP quy mô lớn trên địa bàn nông thôn và khu vực đô thị, góp phần cung ứng ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ tiêu chuẩn OCOP ra thị trường.

+ Tập trung phát triển khối kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP theo hướng gia tăng giá trị lợi ích cho cộng đồng dân cư trong tỉnh.

+ Tiếp tục xây dựng và triển khai các dự án phát triển sản phẩm trọng điểm theo chuỗi giá trị và theo hướng khai thác thế mạnh của các địa phương.

+ Phát triển và nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

+ Xây dựng và quản lý nhãn hiệu OCOP thành thương hiệu mạnh của nông nghiệp Đồng Nai trên phạm vi cả nước và dần từng bước trên thị trường Quốc tế.

xem chi tiết văn bản tại đây

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Zalo
ocop_detail-product